Đừng để lao động nữ thêm thiệt thòi.

Thứ năm - 12/01/2017 21:16 1.463 0
Bộ LĐTBXH đang dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động. Trong các nội dung sửa đổi, một số nội dung gây sự chú ý đặc biệt như: Lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi có thể không được nghỉ 60 phút mỗi ngày; phụ nữ không được nghỉ 30 phút mỗi ngày trong kỳ kinh nguyệt; giờ làm thêm tối đa có thể được tăng thêm 600 giờ/năm… Nếu những điều khoản này được thông qua thì lao động nữ thực sự phải đổi mặt với rất nhiều thiệt thòi và thêm khó khăn.
Khám sức khỏe định kỳ cho CNLĐ
Khám sức khỏe định kỳ cho CNLĐ
Theo bà Trịnh Thị Thanh Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐVN, lao động nữ luôn là nhóm yếu thế, cần bảo vệ trong quan hệ lao động, nhất là lao động nữ thời kỳ mang thai và nuôi con nhỏ. Qui định hiện hành mang tính nhân văn, không chỉ bảo vệ quyền lợi LĐN mang thai, nuôi con nhỏ, mà còn bảo vệ chính đứa trẻ là con của LĐN. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, các bà mẹ cần nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục cho con bú để khi trẻ đủ 24 tháng tuổi. Trên thế giới, quyền được nghỉ 60 phút/1 ngày của lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi luôn được pháp luật đảm bảo. Nếu sửa theo như Dự thảo quyền lợi của lao động nữ đang bị cắt giảm so với qui định hiện hành, không đảm bảo quyền được bú sữa mẹ của trẻ em và quyền được nuôi dưỡng và phát triển toàn diện (theo Luật trẻ em năm 2016). Ngoài ra, hầu hết những quy định này đã có từ BLLĐ đầu tiên năm 1994 đến nay, việc thực hiện không có khó khăn, vướng mắc ở phía người sử dụng lao động, cũng như người lao động.
Do đó, bà Trịnh Thị Thanh Hằng - Ủy viên Đoàn Chủ tịch, Trưởng Ban Nữ công đề nghị giữ nguyên như Luật hiện hành. Bà Hằng cho biết, qua theo dõi của Tổng Liên đoàn về thực hiện chính sách lao động nữ cho thấy, có 93% doanh nghiệp thực hiện tốt việc tạo điều kiện cho lao động nữ mang thai, nuôi con nhỏ theo qui định Điều 155 BLLĐ. Về phía lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thời gian nghỉ 60 phút mỗi ngày là rất cần thiết. Đối với những người nhà gần có thể về cho con bú trực tiếp. Nếu ở xa, lao động nữ được hỗ trợ vắt sữa ở các phòng vắt, trữ sữa ở doanh nghiệp để có thể được nghỉ ngơi nhiều hơn và mang sữa về cho con. Quy định lao động nữ trong thời gian hành kinh được nghỉ mỗi ngày 30 phút và trong thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi được nghỉ mỗi ngày 60 phút trong thời gian làm việc như hiện nay được hầu hết người sử dụng lao động cho là phù hợp với sức khỏe của lao động nữ, chỉ có một số doanh nghiệp làm việc theo dây chuyền cho rằng khó sắp xếp kế hoạch sản xuất nếu có nhiều lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuối. Hơn nữa, Nghị định số 85/2015/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn chi tiết việc thực hiện chính sách đối với lao động nữ đã hướng dẫn chi tiết việc thực hiện quy định này phần nào đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của lao động nữ và cả người sử dụng lao động.
Cũng liên quan đến LĐ nữ, bà Hằng đề nghị giữ nguyên điểm d, khoản 4 Điều 123 BLLĐ hiện hành về không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ có thai, nghỉ thai sản; người lao động nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Bà Hằng nêu lý do: Giai đoạn mang thai LĐN dễ bị tổn thương tinh thần, ảnh hưởng đến sức khỏe đứa trẻ và đảm bảo điều kiện kinh tế và tinh thần của người nuôi dưỡng đứa trẻ (trong trường hợp NLĐ nhận con nuôi hoặc trường hợp mẹ mất người cha phải nuôi con dưới 12 tháng tuổi). Theo lý giải của Ban soạn thảo vì có một số trường hợp LĐN lợi dụng qui định này nhằm tránh bị kỷ luật lao động. Những trường hợp này là rất ít, không phổ biến, không thể là cơ sở để loại bỏ quy định mang tính nhân văn này. Ngay cả chế tài Hình sự cũng đã áp dụng một số miễn trừ cho phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ.

Nguồn tin: Cổng TTĐT đa phương tiện CĐVN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây