Hướng dẫn xây dựng Hợp đồng lao động

Thứ năm - 16/02/2017 01:40 4.525 0
Website Công đoàn Quảng Trị giới thiệu Đề cương xây dựng Hợp đồng lao động theo hướng dẫn của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Quảng Trị:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 

     HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
   Số: …….. – HĐLĐ
Chúng tôi:
Một bên là (người sử dụng lao động):
-Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức (trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên người sử dụng lao động theo chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu được cấp).
- Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định của pháp luật.
- Đại diện theo pháp luật (hoặc người được ủy quyền bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật) của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc chủ hộ hộ gia đình là ông (bà) :…………….Ngày tháng năm sinh: ……………;Số chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu): ………………; Địa chỉ nơi cư trú: …………….; Chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình) : ……………….
(Lưu ý: Người ký hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động phải đúng thẩm quyền, nếu không hợp đồng lao động sẽ bị vô hiệu.)
Một bên là (người lao động):
- Ông (bà): …………………………………………………..................
- Ngày tháng năm sinh: …………………… - Giới tính: ……………..
- Địa chỉ nơi cư trú: ……………………………………………………
- Số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác (số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam): ……………….……………..
Cùng nhau thỏa thuận ký kết hợp đồng lao động gồm những điều khoản dưới đây:
Điều 1. Ông (bà): Ghi tên người lao động.
Làm việc cho: Ghi tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình hoặc cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động.
1.Chức vụ, chức danh công việc: Ghi rõ chức vụ được bổ nhiệm hoặc chức danh công việc theo hệ thống thang lương, bảng lương của người sử dụng lao động ban hành.
2. Công việc: Ghi rõ những công việc chính người lao động phải thực hiện theo bản mô tả công việc (nếu có) hoặc theo tiêu chuẩn chức danh trong hệ thống thang lương, bảng lương. Ví dụ, với chức danh kế toán, một số công việc chính phải làm (tùy theo người sử dụng lao động và người lao động thỏa thuận, ở đây chỉ lấy ví dụ) như sau: (a) Viết hóa đơn, phiếu thu, phiếu xuất hàng hóa, dịch vụ; (b) Theo dõi và thu hồi nợ; (c) Lập thủ tục vay, trả nợ vay các tổ chức tín dụng; (d) Theo dõi chấm công và tính lương cho người hưởng lương của đơn vị; (đ) Lập báo cáo tài chính hàng năm; (e) Báo cáo kết quả hoạt động với Giám đốc và chịu trách nhiệm về các số liệu báo cáo.
3. Những công việc không được làm.
4. Địa điểm làm việc của người lao động: Ghi rõ phạm vi, địa điểm người lao động làm công việc đã thỏa thuận nêu trên; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính người lao động làm việc (kể cả phạm vi dự kiến có sự di chuyển).
5.Theo loại hợp đồng lao động: Ghi rõ là loại đồng không xác định thời hạn, hợp đồng có thời hạn xác định, hợp đồng theo mùa vụhoặc theo một công việc nhất định. (Lưu ý:phải ký kết hợp đồng lao động đúng loại theo quy định tại Điều 22 Bộ luật Lao động năm 2012.)
6.Thời hạn của hợp đồng lao động: Ghi rõ số tháng hoặc số ngày, thời điểm (ngày tháng năm) bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định); thời điểm bắt đầu thực hiện hợp đồng lao động (đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn).
7.Mức lương chính: Ghi rõ (cả số và chữ, loại tiền) mức tiền lương chính trên một tháng của người lao động (Lưu ý: mức tiền lương chính là mức tiền lương theo chức danh trong hệ thống thang lương, bảng lương của đơn vị và phải đảm bảo quy định về mức lương tối thiểu vùng).
8.Phụ cấp gồm có: Ghi rõ mức phụ cấp các loại (nếu có), như: phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thu hút; phụ cấp chức vụ; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp điện thoại; phụ cấp xăng xe…
9. Các khoản bổ sung khác: Ghi rõ mức các khoản bổ sung khác (nếu có).
10. Hình thức trả lương: Ghi rõ hình thức trả lương theo thời gian hoặc theo sản phẩm hoặc theo khoán; lương được trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản cá nhân của người lao động được mở tại ngân hàng.
11. Thời hạn trả lương: Ghi rõ thời hạn trả lương (thời hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật Lao động).
12. Chế độ nâng bậc, nâng lương:
a) Nâng bậc: Ghi rõ thời gian, thời điểm, điều kiện và mức lương sau khi nâng bậc lương theo hệ thống thang lương, bảng lương của đơn vị.
b) Nâng lương: Ghi rõ thời gian, thời điểm, điều kiện (chẳng hạn khi Nhà nước điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng) và mức lương được nâng.
13. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi:
a) Thời giờ làm việc: Ghi rõ thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ.
b) Thời giờ nghỉ ngơi: Ghi rõ thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.
14. Được cấp phát những vật dụng cần thiết để làm việc sau: Ghi rõ những vật dụng cần thiết để làm việc.
15. Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động: Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của người sử dụng lao động.
16. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế:
a) Tỷ lệ đóng: Ghi rõ tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động và của người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
b) Phương thức và thời gian đóng: Ghi rõ phương thức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động và của người lao động.
(Lưu ý: đối với đối tượng không thuộc diện bắt buộc tham gia hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thì ghi rõ số tiền tham gia hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động mà người sử dụng lao động phải trả cùng với thời điểm trả tiền lương cho người lao động).
17. Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề của người lao động trong quá trình thực hiện hợp đồng: Ghi rõ quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
18. Khen, thưởng: Ghi rõ những quy định của đơn vị về khen, thưởng cho người lao động.
19. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất (chỉ áp dụng đối với người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 lao động, không bắt buộc có nội quy lao động bằng văn bản):
a) Ghi rõ những quy định của đơn vị về trật tự tại nơi làm việc, an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ.
b) Ghi rõ những quy định của đơn vị về những hành vi vi phạm kỷ luật; hình thức xử lý kỷ luật và trách nhiệm vật chất đối với các hành vi.
20. Nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ: Ghi rõ nội dung, thời hạn bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, quyền lợi và việc bồi thường trong trường hợp người lao động vi phạm đối với người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật.
21. Các nội dung khác: Ghi rõ các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.
Điều 2. Ông (bà): …………………………………chịu sự điều hành trực tiếp trong công việc của ông (bà)……………… (ghi rõ chức vụ người quản lý).
Điều 3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày …………………
Hợp đồng được lập thành hai bản (02):
- Một bản do ông (bà) (người lao động):…………………………giữ.
- Một bản lưu giữ tại (người sử dụng lao động) ………………………
                                                                                            ………., ngày … tháng … năm ……
              Người lao động                                                         Người sử dụng lao động
                           (Ký tên)                                                              (hoặcngười đại diện theo pháp luật
                                                                                                  của người sử dụng lao động)
                                                                                                          (Ký tên, đóng dấu)

Tác giả bài viết: Lê Văn Xá

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây