Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong các cấp công đoàn:

Thứ ba - 11/08/2015 21:09 1.746 0
Để nâng cao ý thức, trách nhiệm trong các cấp công đoàn về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công đoàn; đưa việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thành nhiệm vụ cấp thiết, thường xuyên của các cấp công đoàn. Ngày 17 tháng 6 năm 2015, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Quyết định số 827/ QĐ- TLĐ về Chương trình thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí trong các cấp công đoàn.
          Chương trình đặt ra những nhiệm vụ, yêu cấu cấp thiết để các cấp công đoàn thực hiện như sau:
      - Yêu cầu các cấp công đoàn kiểm tra, rà soát lại việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đang vận dụng trong các lĩnh vực quản lý tài chính, tài sản công đoàn, đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng trụ sở làm việc, phương tiện đi lại, chế độ hội họp, công tác phí, sử dụng điện thoại, v.v... Chấm dứt việc tự đặt ra các quy chế nội bộ vượt quá quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn; công khai và nghiêm túc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn, chế độ đã ban hành.
    - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, kiểm tra tài chính tại các đơn vị; kiểm tra việc thực hiện các chỉ tiêu thu, chi tài chính hàng năm; việc chấp hành chế độ báo cáo dự toán, báo cáo quyết toán, tổ chức công tác kế toán, chứng từ kế toán, chấp hành kỷ luật tài chính của các cấp công đoàn.
  - Thực hiện nghiêm trách nhiệm thẩm định dự toán, quyết toán của cơ quan quản lý tài chính công đoàn cấp trên đối với đơn vị cấp dưới; Quản lý chặt chẽ các khoản chi, đảm bảo chi đúng dự toán được phê duyệt và đúng chế độ quy định. Xuất toán các khoản chi không đúng tiêu chuẩn, định mức, lãng phí.
-   Phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra các doanh nghiệp về đóng kinh phí công đoàn, kiến nghị xử lý đối với các đơn vị vi phạm quy định về đóng kinh phí công đoàn.
- Phát huy vai trò giám sát của các tổ chức, đoàn thể và Ban Thanh tra nhân dân trong cơ quan, đơn vị; kiến nghị xử lý kịp thời các vi phạm về Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại cơ sở.
- Các cấp công đoàn phải thực hiện công khai tài chính theo Hướng dẫn số 460/HD-TLĐ ngày 17/4/2014 của Tổng Liên đoàn, bao gồm: công khai dự toán, quyết toán, kết quả khoán chi hành chính, phân phối sử dụng kinh phí tiết kiêm, dự án XDCB, các Quỹ xã hội; công khai nội quy, quy chế, định mức, tiêu chuẩn, chế độ đang thực hiện; Công khai cải cách thủ tục hành chính, giảm phiền hà cho cơ sỏ, cho cấp dưới; Tổ chức tốt việc tiếp nhận ý kiến đóng góp của CNVC-LĐ, đoàn viên công đoàn; xử lý kịp thời khiếu nại thuộc trách nhiệm của đơn vị nhất là khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến việc sử dụng lãng phí tài chính , tài sản công đoàn.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, thanh tra, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, đơn vị; tạo thành nề nếp hoạt động dân chủ trong công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của các cơ quan đơn vị.
         
          - Các cấp công đoàn thực hiện nghiêm các quy định của Luật Công đoàn, Nghị định số 191/2013/NĐ-CP của Chính phủ, quy định của Tổng Liên đoàn về phân cấp thu, phân phối nguồn thu, sử dụng và quản lý tài chính công đoàn; Quy định về tiêu chuẩn, định mức chi tiêutài chính công đoàn; Quy chế quản lý tài chính công đoàn; Quy định về tiêu chuẩn, định mức trang bị phương tiện làm việc và các hướng dẫn về công tác quản lý tài chính, tài sản của LĐLĐ tỉnh. Tuân thủ quy định của pháp luật, quy định của Tổng Liên đoàn và LĐLĐ tỉnh trong các khâu: lập, thẩm định, phê duyệt, phân bổ dự toán, quản lý, sử dụng, kiểm soát chi, thanh quyết toán kinh phí sử dụng; Thực hiện đầy đủ, đồng bộ cơ chế tự chủ về biên chế và kinh phí quản lý hành chính trong các cơ quan công đoàn.
          - Thực hiện chế độ quản lý tài sản theo đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn từ khâu mua sắm, quản lý, sử dụng, tổ chức sổ kế toán theo dõi, kiểm kê hàng năm, lập báo cáo kiểm kê, tính hao mòn theo tỷ lệ quy định.
          - Tuân thủ chế độ, tiêu chuẩn, định mức, quy trình, hóa đơn, chứng từ mua sắm, trang bị tài sản trong cơ quan công đoàn theo quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn.
          - Sử dụng ô tô đúng tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn; Xây dựng định mức sử dụng xăng dầu chi tiết cho các loại phương tiện; công khai số km xe chạy hàng tháng đối cới từng cá nhân, đơn vị; không sử dụng ô tô cơ quan vào việc riêng.
          - Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu hành chính, quản lý chặt chẽ việc sử dụng các thiết bị thông tin liên lạc phục vụ công việc của cơ quan; sử dụng điện, nước, văn phòng phẩm đúng mục đích, tiết kiệm. Tiết giảm chi tiêu trong việc tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ kỷ niệm, tham quan du lịch..., sử dụng ô tô đúng mục đích, tiêu chuẩn, gắn với khoán chi hành chính theo quy chế.
          - Tiết kiệm trong việc cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác trong và ngoài nước. Chỉ cử cán bộ, công chức, viên chức đi công tác khi có kế hoạch, mục đích, yêu cầu công tác cụ thể, thiết thực. Thanh toán công tác phí đúng chế độ quy định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.
          - Tin học hóa công tác quản lý trong hoạt động của cơ quan, đơn vị để nâng cao hiệu quả hoạt động, tiết kiệm thời gian, nguồn nhân lực.
          - Khi triển khai dự án xây dựng cơ bản phải thực hiện đúng quy định của Nhà nước và Tổng Liên đoàn. Đảm bảo tính khả thi của nguồn vốn, đảm dảo định mức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của đơn vị khi dự án hoàn thành.
          - Nêu cao trách nhiệm khi thẩm định, phê duyệt, quản lý, triển khai dự án xây dựng cơ bản; Xác định và xử lý trách nhiệm của đơn vị, cá nhân khi để sai phạm gây thất toát , lãng phí
- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức trên cơ sở quy hoạch của cơ quan, đơn vị gắn với việc sử dụng cán bộ công chức trước mắt và lâu dài; khắc phục tình trạng đào tạo tràn lan gây lãng phí về thời gian và tài chính.
- Rà soát chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, bộ phận và vị trí việc làm của từng cá nhân để xây dựng bộ máy tin gọn, hoạt động hiệu quả, thực hiện việc luân chuyển, điều động cán bộ công chức để phát huy năng lực, sở trường của từng người, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác.
- Cán bộ, công chức, viên chức phải nghiêm túc thực hiện đúng nội quy, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị.
- Rà soát lại bộ máy cán bộ chuyên trách, tuyển dụng, bố trí cán bộ chuyên trách phải đảm bảo tiêu chuẩn, điều kiện, đúng thẩm quyền và cân đối với nguồn tài chính của đơn vị. Không bố trí cán bộ chuyên trách công đoàn tại các công đoàn ngành địa phương có số lượng dưới 1.000 lao động thuộc đối tượng tính thu kinh phí công đoàn, từng bước nghiên cứu để sắp xếp, bố trí lại các công đoàn ngành địa phương theo chủ trương của Tổng Liên đoàn nhằm đảm bảo điều kiện để công đoàn ngành hoạt động có hiệu quả, chất lượng.
- Hạn chế chi cho hoạt động bề nổi, hình thức, giành kinh phí chi cho hoạt động xây dựng quan hệ lao động, bảo vệ người lao động, đào tạo cán bộ, thi đua khen thưởng, tuyên truyền phổ biến pháp luật, bình đẳng gới vì sự tiến bộ của phụ nữ...
- Hội nghị phải chuẩn bị kỹ về nội dung, chương trình, thành phần tham dự. Chú trọng lồng ghép trong tổ chức hội nghị, hội thảo. Chi tiêu cho hội nghị phải đúng định mức, tiêu chuẩn quy định của Tổng Liên đoàn, hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh và quy chế chi tiêu nội bộ.
- Doanh nghiệp công đoàn phải quản lý chặt chẻ quỹ tiền lương, tiền thưởng; xây dựng quy chế trả lương phù hợp để khuyến khích người lao động nâng cao năng xuất lao động, chất lượng, hiệu quả công tác, quản lý chi phí chặt chẻ, tiết kiệm nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận.
- Tăng cường giám sát của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp trong việc quản lý sử dụng các nguồn lực được giao; Công đoàn tổ chức giám sát việc thực hiện trách nhiệm của chủ sở hữu, đại diện chủ sở hữu trong việc đầu tư, bảo lãnh tiền vay, phê duyệt chủ trương mua, bán, vay, cho vay, thuê và cho thuê, giám sát việc ký kết các hợp đồng kinh tế và về chi phí quản lý doanh nghiệp theo quy chế quản lý tài chính công đoàn quy định.
 Chương trình cũng đặt ra các giải pháp thực hiện như:
Về thi đua-khen thưởng: Bổ sung vào quy chế khen thưởng của các cấp công đoàn tiêu chuẩn thực hành tiết kiệm, chống lãng phí  khi có hướng dẫn của Tổng Liên đoàn khi xét các danh hiệu thi đua khen thưởng; khen thưởng kịp thời để động viên các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; xử lý nghiêm đối với tập thể, cá nhân vi phạm Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản, xây dựng cơ bản của công đoàn; cương quyết xuất toán toàn bộ phân kinh phí chi vượt hoặc buộc bồi thường phần lãng phí đối với tập thể, cá nhân vi phạm quy định về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
            Để nghiêm túc tổ chức thực hiện Chương trình, Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam yêu cầu: Các cấp công đoàn phải xây dựng được kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị; tổ chức rà soát lại các định mức, tiêu chuẩn, chế độ chi tiêu tài chính công đoàn cho phù hợp với quy định hiện hành của Nhà nước, Tổng Liên đoàn, hướng dẫn của LĐLĐ tỉnh và thực tế tại địa phương, đơn vị để sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh quy chế chi tiêu nội bộ;  Uỷ Ban kiểm tra, ban Tài chính, ban Tổ chức công đoàn các cấp chủ trì kiểm tra, thanh tra tài chính, việc thực hiện Luật Thưc hành tiết kiệm, chống lãng phí tại các cấp công đoàn, doanh nghiệp công đoàn. Định kỳ hàng năm báo cáo tình hình, kết quả thực hiện Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí về Tổng LĐLĐ Việt Nam.

Tác giả bài viết: BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây