Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước

Thứ tư - 28/08/2019 21:22 938 0
Vừa qua, Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Nguyễn Đình Khang đã kí ban hành Chương trình “Công đoàn Việt Nam đồng hành với Chính phủ nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước giai đoạn 2019-2023” (số 1306/CTr-TLĐ).
Mục tiêu của Chương trình là nhằm tuyên truyền, vận động đoàn viên công đoàn, người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, tinh thần trách nhiệm, năng động, sáng tạo, hăng say lao động, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc; đổi mới tác phong, ý thức chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động, đóng góp thiết thực vào sự phát triển bền vững của từng doanh nghiệp và sự lớn mạnh của cơ quan, đơn vị, từ đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
Cùng với đó, Công đoàn phối hợp với chính quyền, doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm; nâng cao nhận thức của người lao động về biến đổi khí hậu; bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp.
Chương trình đề ra các chỉ tiêu cụ thể:
- 100% tổ chức công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền, phổ biến cho cán bộ, đoàn viên công đoàn, người lao động hiểu về nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia và phát triển bền vững đất nước.
- 100% Liên đoàn Lao động cấp tỉnh, cấp huyện và Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc ký kết chương trình hoặc quy chế phối hợp công tác với chính quyền, cơ quan chuyên môn đồng cấp.
- Tham gia xây dựng 100% các văn bản chính sách, pháp luật liên quan đến người lao động và hoạt động của doanh nghiệp theo yêu cầu, đảm bảo chất lượng, tiến độ.
 - 100% Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương và tương đương hưởng ứng, triển khai thực hiện các phong trào thi đua do Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động, đồng thời tổ chức được ít nhất một (01) phong trào thi đua mang tính đặc thù của địa phương, ngành nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển bền vững doanh nghiệp, ngành, địa phương.
- 100% tổ chức công đoàn các cấp tổ chức tuyên truyền, vận động đoàn viên, người lao động tích cực học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng làm việc, đổi mới tác phong, chấp hành pháp luật và kỷ luật lao động; đến năm 2023 có ít nhất 70% công đoàn cơ sở có các hình thức phối hợp với chính quyền, cơ quan chuyên môn tổ chức các chương trình tập huấn, bồi dưỡng, đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đoàn viên, người lao động, phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế và nền kinh tế số.
- 100% tổ chức công đoàn các cấp tổ chức các hoạt động chăm lo lợi ích, tạo động lực để đoàn viên, người lao động hăng say làm việc, gắn bó với tổ chức công đoàn.
- Hàng năm, có từ 90% trở lên công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở xây dựng kế hoạch, chương trình giám sát, phản biện xã hội và triển khai có hiệu quả kế hoạch, chương trình đã đề ra.
Để thực hiện tốt mục tiêu đề ra, Chương trình đưa ra các giải pháp về tuyên truyền để nâng cao nhận thức; Nâng cao chất lượng tham gia xây dựng chính sách, pháp luật và kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện; tham gia xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ tại doanh nghiệp; Tổ chức các phong trào thi đua yêu nước thiết thực; Tham gia cùng cấp ủy, chính quyền, doanh nghiệp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đồng hành cùng doanh nghiệp thực hiện tốt công tác chăm lo phúc lợi, lợi ích cho đoàn viên và người lao động, tạo động lực làm việc hiệu quả; Duy trì và tổ chức thực hiện tốt Chương trình phối hợp với Chính phủ và các bộ, ngành, đoàn thể Trung ương…

Nguồn tin: Cổng TTĐTĐPT Công đoàn Việt Nam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây