Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chức năng nhiệm vụ
Quy chế hoạt động
Thành tích đạt được
Các kỳ Đại hội
Thông tin
Tin tức hoạt động
Liên đoàn Lao động tỉnh
Các cấp công đoàn trực thuộc LĐLĐ tỉnh
Các chuyên đề
Chính sách pháp luật
Pháp luật lao động, công đoàn
Tuyên giáo - Nữ công
Tuyên truyền giáo dục
Nữ công
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
Tổ chức
Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh
Hệ thống tổ chức bộ máy
Công tác cán bộ
UB kiểm tra
Văn phòng
Tài chính
Gương người tốt việc tốt
Mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả
Gương CNVCLĐ tiêu biểu
Tư vấn pháp luật CĐ và LĐ
Pháp luật lao động
Công đoàn
Hệ thống văn bản
Hình ảnh
Videoclips
Liên hệ hỏi đáp
Lịch công tác
Danh bạ
Thứ sáu, 11/10/2024, 17:38
Thành viên
Sơ đồ trang
Liên kết website
Đăng nhập site
Trang nhất
Tin tức hoạt động
Đại tướng Đoàn Khuê - Vị tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam
Thứ hai - 23/10/2023 02:46
1.483
0
Đại tướng Đoàn Khuê, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng từ khóa IV đến khóa VIII, Ủy viên Bộ Chính trị các khóa VI, VII, VIII, đại biểu Quốc hội các khóa VII, VIII, IX và X, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương là một vị tướng tài ba của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Do có nhiều công lao đối với sự nghiệp cách mạng, đồng chí Đoàn Khuê vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh và nhiều huân, huy chương cao quý khác.
Đại tướng Đoàn Khuê sinh ngày 29/10/1923 trong một gia đình yêu nước, giàu truyền thống đấu tranh cách mạng, tại làng Gia Đẳng, xã Triệu Tân (nay là xã Triệu Lăng), huyện Triệu Phong. Năm 1939, đồng chí Đoàn Khuê tham gia, trở thành Bí thư Thanh niên phản đế phủ Triệu Phong. Năm 1940, đồng chí Đoàn Khuê bị địch bắt, bị kết án tù ở nhà lao Quảng Trị, sau đó bị đưa đi đày ở Buôn Ma Thuột.
Đồng chí Đoàn Khuê là thành viên của tổ chức “Ủy ban vận động cách mạng” trong nhà lao được giao nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức các cuộc vượt ngục cho các đồng chí cốt cán của Đảng. Đây là nhiệm vụ khó khăn, nguy hiểm, đòi hỏi lòng dũng cảm, trí thông minh, lòng kiên trì. Những năm 1942 - 1944, đồng chí đã cùng Ban lãnh đạo “Ủy ban vận động cách mạng” trong nhà tù tổ chức thành công nhiều cuộc đấu tranh phản đối hành động đánh đập dã man, đòi cải thiện sinh hoạt đối với tù nhân, thu nhiều thắng lợi và tổ chức được nhiều đợt vượt ngục thành công.
Sau khi ra tù (tháng 5/1945) về hoạt động gây cơ sở cách mạng ở Quảng Bình, đồng chí Đoàn Khuê đã góp phần tích cực vào cuộc khởi nghĩa giành chính quyền về tay Nhân dân tỉnh Quảng Bình thắng lợi; tháng 6/1945, đồng chí Đoàn Khuê được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương và được cử làm Chủ nhiệm Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Bình.
Sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, Xứ ủy và chính quyền Trung Bộ thành lập Ủy ban quân chính Khu C, gồm lực lượng vũ trang Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, do đồng chí Chu Huy Mân làm Chủ tịch, đồng chí Đoàn Khuê làm Ủy viên quân sự.
Khi thực dân Pháp gây hấn ở Sài Gòn, Nhân dân Nam Bộ và Nam Trung Bộ vùng lên kháng chiến, đồng chí Đoàn Khuê được giao nhiệm vụ chỉ huy một đơn vị hoạt động ở địa bàn Liên khu 5; sau đó, lần lượt được cử giữ các chức vụ Chính trị viên, Bí thư Hiệu ủy Trường Lục quân Quảng Ngãi; Chính trị viên, Bí thư Đảng ủy các Trung đoàn 69, 73, 78, 126, 84; Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Trung đoàn 108, rồi Phó Chính ủy Sư đoàn 305 - sư đoàn chủ lực đầu tiên ở Nam Trung Bộ.
Các trung đoàn, sư đoàn này phần lớn hoạt động trên các địa bàn vô cùng khó khăn và ác liệt. Là một cán bộ tận tuỵ, sâu sát cơ sở, đồng chí đã cùng cấp ủy lãnh đạo các đơn vị hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.
Đại tướng Đoàn Khuê (thứ 3, từ phải qua) thăm bộ đội đảo Cồn Cỏ, ngày 26/1/1995 -Ảnh: T.L
Trong kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, phẩm chất chính trị và tài năng quân sự của đồng chí được thực tiễn chiến tranh đào luyện. Ở đồng chí, chính trị và quân sự luôn hoà quyện với nhau. Với tư duy nhạy bén, sâu sát thực tế, luôn đi sâu nghiên cứu, nắm vững tư tưởng và nghệ thuật quân sự của Đảng, trong chỉ đạo công tác đảng, công tác chính trị, đồng chí luôn chăm lo xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, quan tâm cơ sở đảng, coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, chú trọng bồi dưỡng ý chí cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ.
Đầu năm 1954, trên cương vị Chính ủy Trung đoàn 108 - đơn vị chủ lực cơ động đầu tiên của Liên khu 5, đồng chí cùng Bộ Chỉ huy Chiến dịch, Ban Chỉ huy Trung đoàn, với những sáng kiến, quyết định kịp thời chính xác, chỉ đạo các lực lượng giành thắng lợi: tiêu diệt đồn Măng Đen - cứ điểm kiên cố, trận then chốt của chiến dịch giải phóng Kon Tum.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Khu 5 là địa bàn chiến lược quan trọng của chiến trường miền Nam Việt Nam, nơi quân viễn chinh Mỹ đổ vào đầu tiên. Vấn đề đặt ra là trong điều kiện kẻ địch có lực lượng quân sự hùng mạnh, với trang bị hiện đại, làm thế nào để ta giữ được thế tiến công, quyền chủ động tiến công và tổ chức chiến đấu thắng lợi.
Phó Chính ủy Quân khu Đoàn Khuê tìm ra lời giải đáp và có những cống hiến to lớn trong công tác phát động tư tưởng, xây dựng ý chí chiến đấu cho các lực lượng vũ trang quân khu “quyết đánh, quyết thắng giặc Mỹ xâm lược”; cùng với các đồng chí lãnh đạo, chỉ huy Khu 5, Quân khu 5 bám sát chiến trường; thành lập ba Sư đoàn 3, 2, 1. Có lực lượng chủ lực mạnh, đồng chí góp phần cùng với tập thể Khu ủy lãnh đạo quân và dân Khu 5 chiến đấu với một loạt chiến dịch mới: Chiến dịch tiến công tổng hợp.
Khu 5 trở thành địa phương “đi đầu diệt Mỹ” với những trận đánh, chiến dịch nổi tiếng trong lịch sử: Núi Thành (26/5/1965), Ba Gia (29/5 đến 20/7/1965), Vạn Tường (18/8 đến 19/8/1965), Plei Me (19/10 đến 26/11/1965), Đồng Dương (17/11 đến 18/12/1965). Đồng chí Đoàn Khuê rất quan tâm đến những chiến thuật mới. Đồng chí thường nói: “Xây dựng ý chí là bảo đảm cho bộ đội quyết đánh, còn phải xây dựng tư tưởng chiến thuật để đánh thắng địch”.
Không chỉ theo sát bộ đội luyện tập chiến thuật trước khi vào chiến đấu, đồng chí còn thường xuyên động viên kịp thời trước và trong quá trình chiến đấu. Tháng 7/1974 trong trận đánh Nông Sơn - Trung Phước, đồng chí chỉ đạo thực hiện chiến thuật “bao vây đánh lấn, tấn công dứt điểm”. Chiến thắng Nông Sơn - Trung Phước tạo nên thế và lực mới cho ta trong những năm cuối cuộc kháng chiến chống Mỹ trên chiến trường Khu 5.
Có niềm tin sắt đá vào đường lối đánh Mỹ, có tầm nhìn chiến lược, trong chiến dịch Tổng tấn công mùa Xuân 1975, đồng chí xử lý nhiều tình huống phức tạp, quyết đoán, sắc sảo, góp phần quan trọng vào thắng lợi to lớn của chiến dịch giải phóng Đà Nẵng, tạo đà cho cuộc Tổng tấn công giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.
Đất nước thống nhất, trên cương vị Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 5, đảm nhiệm địa bàn chiến lược Nam Trung Bộ, có tuyến đảo, các tỉnh đồng bằng ven biển và Tây Nguyên, đồng chí Đoàn Khuê cùng Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu có phương án phòng thủ phù hợp với tình hình mới, góp phần đưa vấn đề “giải quyết Fulro” ở Quân khu 5 đi đúng hướng, có hiệu quả cao.
Đồng chí Đoàn Khuê còn rất quan tâm đào tạo, bồi dưỡng cán bộ con em đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 1979 đồng chí cùng tập thể Thường vụ Đảng ủy, Bộ Tư lệnh Quân khu tổ chức Trường Quân chính 2 ở Tây Nguyên (nay là Trường Thiếu sinh quân dân tộc Quân khu 5).
Đó là sáng kiến có tầm chiến lược, thể hiện rõ chính sách dân tộc và chiến lược cán bộ, chiến lược con người của Đại tướng Đoàn Khuê. Đã có hàng nghìn cán bộ phân đội bộ binh và binh chủng được bổ túc, đào tạo ngắn hạn, hàng nghìn thiếu sinh quân được nuôi dưỡng và trưởng thành từ mái trường này, đáp ứng yêu cầu về cán bộ quân sự cho địa bàn chiến lược Tây Nguyên nói riêng và lực lượng vũ trang Quân khu 5 nói chung.
Đối với nhiệm vụ giúp bạn Campuchia, năm 1979, Quân khu 5 đảm nhiệm một hướng chiến lược quan trọng. Đồng chí trực tiếp làm Tư lệnh chiến dịch, khẩn trương chuẩn bị lực lượng, chuẩn bị chiến trường, chỉ huy đánh tạo thế chiến dịch đến kết thúc chiến dịch đều giành thắng lợi, đạt yêu cầu của Bộ Quốc phòng đề ra.
Năm 1983, đồng chí được bổ nhiệm chức Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh 719. Trên cương vị mới, đồng chí nhiều lần xuống các mặt trận kiểm tra công tác chuẩn bị, lắng nghe ý kiến của cán bộ, chiến sĩ để cùng tập thể xác định phương án đánh địch tối ưu, tạo điều kiện cho các đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau mỗi chiến dịch, đồng chí lại trực tiếp xuống dự tổng kết rút kinh nghiệm.
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đồng chí Đoàn Khuê có những đóng góp rất xứng đáng. Đồng chí cùng các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đảng ủy Quân sự Trung ương và Bộ Quốc phòng đề xuất chủ trương đúng đắn và tổ chức thắng lợi nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trong thời kỳ đổi mới, chăm lo xây dựng quân đội về mọi mặt theo hướng “cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại”, có nhiều đóng góp trong chỉ đạo công tác tổng kết Đảng lãnh đạo chiến tranh cách mạng.
Đại tướng Đoàn Khuê còn để lại ấn tượng đẹp cho cán bộ, chiến sĩ với phong cách làm việc dân chủ, khoa học, sâu sát cơ sở, luôn chăm lo cho sự tiến bộ của cấp dưới, xứng đáng là người lãnh đạo, chỉ huy xuất sắc, có uy tín lớn của quân đội ta. Đồng chí là tấm gương tiêu biểu để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng vũ trang noi theo.
Đại tướng Đoàn Khuê từ trần ngày 16/1/1999, hưởng thọ 76 tuổi.
Tác giả bài viết:
Báo quảng trị
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
CĐCS Trường MN Đông Thanh: Phát động phong trào “Gia đình mỗi cô giáo có một bình chữa cháy”
(30/10/2023)
Đề cương tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023-2028
(31/10/2023)
Làm tốt công tác chăm lo sức khỏe cho người lao động
(01/11/2023)
Phát huy quyền làm chủ của giáo viên trong cơ sở giáo dục
(01/11/2023)
Hải Lăng: Tập huấn nghiệp vụ hoạt động công đoàn
(27/10/2023)
Triệu Phong: Tổ chức thành công Đại hội thành lập Công đoàn cơ sở
(27/10/2023)
Tuyên truyền Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam nhiệm kỳ 2023 - 2028
(23/10/2023)
Tâm huyết, trách nhiệm với hoạt động công đoàn
(24/10/2023)
Hải Lăng: Tập huấn, tuyên truyền về chính sách pháp luật và kỹ năng hoạt động công đoàn cho đội ngũ cán bộ, đoàn viên, người lao động
(25/10/2023)
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công trong tình hình mới
(23/10/2023)
CĐCS Công ty Cổ phần Thiên Tân: Hội thi làm bánh dân gian
(20/10/2023)
Sẻ chia từ chương trình “Mẹ đỡ đầu – Lan tỏa yêu thương”
(20/10/2023)
LĐLĐ huyện Vĩnh Linh: Kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và kiểm tra việc thu, chi tài chính công đoàn tại CĐCS
(19/10/2023)
Chương trình phúc lợi hỗ trợ 10.000 phiếu xét nghiệm tầm soát ung thư Gan trị giá 1.5 tỷ đồng
(18/10/2023)
Hoạt động công đoàn cơ quan UBKT Tỉnh ủy góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của đơn vị
(16/10/2023)
LĐLĐ phố Đông Hà: Tổ chức giải bóng chuyền nam CNVCLĐ năm 2023
(14/10/2023)
Bắt đầu Cuộc thi CNVCLĐ tìm hiểu truyền thống lịch sử dân tộc Việt Nam
(10/10/2023)
PC Quảng Trị chú trọng công tác an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ
(09/10/2023)
LĐLĐ huyện Vĩnh Linh: Chương trình chạy bộ trực tuyến gây quỹ cộng đồng Uprace 2023
(08/10/2023)
LĐLĐ huyện Hải Lăng: Công đoàn cơ sở Công ty TNHH Dệt may VTJ Toms tổ chức giải Bóng chuyền hơi nữ
(08/10/2023)
Danh mục tin tức
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 17
Đang truy cập
17
Máy chủ tìm kiếm
6
Khách viếng thăm
11
Hôm nay
4,902
Tháng hiện tại
99,136
Tổng lượt truy cập
30,238,912
- Select website -
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao Động
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây