TIÊU CHUẨN ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KÌ 2021 – 2026

Thứ ba - 02/03/2021 21:33 728 0
Ngày 20/01/2021, Ban Tổ chức Trung ương ban hành Hướng dẫn 36-HD/BTCTW về công tác nhân sự đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Theo đó, tiêu chuẩn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 như sau:
156080993 515188972797818 3039916168225872216 n

1. Tiêu chuẩn chung
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước nói chung phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu; có tư tưởng chính trị vững vàng; có năng lực xây dựng chính sách và khả năng tổ chức hoạt động giám sát, có chuyên môn và kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Hội đồng nhân dân các cấp.
2. Về tiêu chuẩn, điều kiện của đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách
Ngoài các tiêu chuẩn chung, người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách ở các cấp phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau:
- Có trình độ đào tạo đại học trở lên (đối với cấp tỉnh và cấp huyện).
- Ở cấp tỉnh: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là tỉnh ủy viên trở lên (trong đó phải có 01 đồng chí là ủy viên ban thường vụ), đang giữ chức vụ từ giám đốc sở hoặc tương đương trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó giám đốc sở hoặc tương đương trở lên; ứng cử phó trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương trong các sở, ban, ngành ở cấp tỉnh trở lên.
- Ở cấp huyện: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là huyện ủy viên, giữ chức vụ từ trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên và đã được quy hoạch phó chủ tịch Hội đồng nhân dân, phó chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên; cán bộ ứng cử trưởng ban chuyên trách của Hội đồng nhân dân phải giữ chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên; ứng cử phó trưởng ban của Hội đồng nhân dân phải có thời gian giữ ngạch chuyên viên từ 05 năm trở lên và đã được quy hoạch vào chức vụ từ phó trưởng phòng hoặc tương đương ở cấp huyện trở lên.
Đối với các đồng chí dự kiến bố trí làm Trưởng các ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện kiêm nhiệm, cần có năng lực, trình độ, sức khỏe và thời gian để đáp ứng yêu cầu công việc.
- Ở cấp xã: Cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách phải là cấp ủy viên, nơi nào có điều kiện thì bố trí ủy viên thường vụ đảng ủy cấp xã. Căn cứ tình hình cụ thể, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn cụ thể về tiêu chuẩn, điều kiện đối với cán bộ ứng cử phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chuyên trách cấp xã.
- Về độ tuổi:
+ Cán bộ, công chức, viên chức lần đầu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách phải đủ tuổi tham gia 02 nhiệm kỳ Hội đồng nhân dân trở lên hoặc ít nhất trọn một nhiệm kỳ, nam sinh từ tháng 02/1966, nữ sinh từ tháng 01/1971 trở lại đây; nhân sự tái cử phải còn đủ tuổi công tác ít nhất là 1/2 nhiệm kỳ (30 tháng) trở lên tính từ tháng 5/2021, nam sinh từ tháng 8/1963, nữ sinh từ tháng 7/1968 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định của Bộ Luật Lao động 2019. Riêng những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là cán bộ Quân đội, Công an thực hiện theo độ tuổi quy định tại Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và Luật Công an nhân dân. Đối với những trường hợp tuổi ứng cử cao hơn, như ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các hội theo Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư do cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ xem xét, quyết định.
+ Cán bộ nữ thuộc đối tượng nghỉ hưu ở tuổi cao hơn theo Nghị định của Chính phủ được tính tuổi công tác như nam, người ứng cử lần đầu sinh từ tháng 01/1966, tái cử sinh từ tháng 7/1963 trở lại đây và sẽ nghỉ hưu khi đến tuổi theo quy định.
- Về tiêu chuẩn sức khỏe: Được cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận đủ sức khỏe trong thời gian không quá 06 tháng tính đến tháng 05/2021 (tỉnh ủy, thành ủy hướng dẫn, xác định cơ sở y tế để khảm sức khỏe).

Tác giả bài viết: Ban CTCS (Tổng hợp)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây