Công đoàn các cấp chuẩn bị tốt nguồn lực để khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án liên quan đến quan hệ lao động

Chủ nhật - 07/08/2016 22:03 1.746 0
.

.
                                                                    Nguyễn Đăng Bảo 
                                                                 Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh

Ngày 30 tháng 6 năm 2016, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã ban hành Hướng dẫn số 995/HD-TLĐ về Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể. Đây là một việc làm rất quan trọng  có tính cấp bách, cần thiết trong đổi mới hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm thực hiện tốt trách nhiệm của mình trong thực hiện chức năng đại diện cho người lao động theo qui định của pháp luật, đặc biệt là Bộ Luật Lao động năm 2012, Luật Công đoàn 2012, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, Bộ Luật tố tụng dân sự 2015, Luật Vệ sinh an toàn lao động năm 2015…
            Theo đó, thẩm quyền khởi kiện của các cấp công đoàn là:
- Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện các vụ án lao động khi người lao động uỷ quyền; có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động; có quyền khởi kiện vụ án về tranh chấp về công đoàn, về kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động khác hoặc uỷ quyền khởi kiện cho công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn lao động tỉnh.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể người lao động tại doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở và được người lao động, tập thể người lao động uỷ quyền; có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền công đoàn, về kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động khác hoặc uỷ quyền khởi kiện cho Liên đoàn lao động tỉnh.
- Liên đoàn Lao động tỉnh có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền công đoàn, về kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể khác, khi được người lao động, tập thể người lao động uỷ quyền.
            Để việc khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự, giải quyết các vụ án tranh chấp về lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể của các cấp công đoàn thực sự có hiệu quả, LĐLĐ tỉnh sẽ tổ chức tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng cho cán bộ công đoàn các cấp về nội dung và qui trình công đoàn tham gia tố tụng dân sự, đặc biệt là Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015 và các qui định pháp luật khác liên quan đến hoạt động tham gia tốt tụng dân sự của các cấp công đoàn; ký kết chương trình phối hợp với Toà án nhân dân, Bảo hiểm xã hội trong việc khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự. Hướng dẫn các cấp công đoàn chuẩn bị nguồn kinh phí để chủ động trực hiện việc khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự theo qui định của pháp luật và qui định của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Có kế hoạch chỉ đạo, hướng dẫn và tập huấn để nâng cao trình độ, kiến thức về pháp luật, kỹ năng đàm phán, hoà giải, tranh tụng cho cán bộ công đoàn. Tăng cường cán bộ cho công đoàn cấp dưới đủ năng lực để thực hiện việc khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự; đào tạo và hình thành đội ngũ cán bộ có tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện việc khởi kiện và tham gia tố tụng dân sự.
            Việc khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự giải quyết các vụ án liên quan đến quan hệ lao động là việc làm mới của tổ chức công đoàn, thể hiện rõ chức năng của tổ chức công đoàn trong tình hình mới, đòi hỏi mỗi cấp công đoàn và từng cán bộ công đoàn, đặc biệt là cán bộ công đoàn chuyên trách phải không ngừng nâng cao trình độ và kiến thức pháp luật, chuẩn bị tốt các điều kiện để thực hiện và làm tốt công tác khởi kiện, tham gia tố tụng dân sự, xứng đáng là tổ chức đại diện quyền lợi ích hợp pháp chính đáng cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động. Làm tốt công tác khởi kiện, tin tưởng rằng việc các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp sẽ thực hiện tốt hơn chính sách pháp luật cho người lao động, khắc phục được tình trạng trốn đóng, nợ bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn kéo dài… Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp được xây dựng hài hoà, ổn định, tiến bộ, góp phần thúc đẩy phát triển doanh nghiệp bền vững, lợi ích của người lao động được đảm bảo, hoạt động công đoàn gắn bó thiết thực với người lao động./.

Tổng số điểm của bài viết là: 16 trong 5 đánh giá

Xếp hạng: 3.2 - 5 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây