Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chức năng nhiệm vụ
Quy chế hoạt động
Thành tích đạt được
Các kỳ Đại hội
Thông tin
Tin tức hoạt động
Liên đoàn Lao động tỉnh
Các cấp công đoàn trực thuộc LĐLĐ tỉnh
Các chuyên đề
Chính sách pháp luật
Pháp luật lao động, công đoàn
Tuyên giáo - Nữ công
Tuyên truyền giáo dục
Nữ công
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
Tổ chức
Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh
Hệ thống tổ chức bộ máy
Công tác cán bộ
UB kiểm tra
Văn phòng
Tài chính
Gương người tốt việc tốt
Mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả
Gương CNVCLĐ tiêu biểu
Tư vấn pháp luật CĐ và LĐ
Pháp luật lao động
Công đoàn
Hệ thống văn bản
Hình ảnh
Videoclips
Liên hệ hỏi đáp
Lịch công tác
Danh bạ
Thứ hai, 04/11/2024, 17:32
Thành viên
Sơ đồ trang
Liên kết website
Đăng nhập site
Trang nhất
Các chuyên đề
Làm tốt chức năng đại diện của công đoàn trong tổ chức đối thoại tại nơi làm việc
Thứ tư - 19/03/2014 04:27
5.632
0
Đối thoại tại nơi làm việc là hình thức sinh hoạt nhằm trao đổi trực tiếp giữa người sử dụng lao động và người lao động hoặc giữa đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động. Đây là một quá trình giao tiếp tích cực, cởi mở, nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết, đồng thuận, hợp tác cao trong quan hệ lao động để xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ. Đối thoại tại nơi làm viêc tốt thể hiện tất cả các bên cùng tôn trọng luật pháp; nó đòi hỏi sự năng động của các bên tham gia, nhằm giải quyết kịp thời những vấn đề phát sinh trong quan hệ lao động. Bộ Luật Lao động năm 2012, có hiệu lực thi hành ngày 01/5/2013 đã điều chỉnh và qui định cụ thể về tổ chức đối thoại tại nơi làm việc (tại Điều 63 và Điều 65). Theo qui định của Luật, đối thoại tại nơi làm việc được tiến hành định kỳ 03 tháng một lần hoặc theo yêu cầu của mỗi bên. Người sử dụng lao động có nghĩa vụ bố trí địa điểm và các điều kiện vật chất khác đảm bảo cho việc đối thoại tại nơi làm việc.
Một buổi lấy ý kiến công nhân của Công đoàn ngành Công thương Quảng Trị
Để làm tốt chức năng của công đoàn trong tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có văn bản số 1755/HD-TLĐ ngày 20/11/2013 hướng dẫn các cấp công đoàn trong việc tham gia xây dựng và thực hiện qui chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc. Theo đó, để làm tốt vai trò, chức năng của mình, công đoàn phải tham gia xây dựng Qui chế đối thoại tại doanh nghiệp. Qui chế đối thoại phải bám sát nội dung của Nghị định 60/NĐ-CP và phù hợp với loại hình doanh nghiệp, với tình hình thực tiễn hoạt động của doanh nghiệp. Qui chế đối thoại phải xác định được nguyên tắc, nội dung đối thoại định kỳ, đối thoại đột xuất, số lượng và thành viên của mỗi bên tham gia đối thoại. Qui định người lao động được đề xuất nội dung đối thoại, nội dung nào cần tham gia đối thoại… Số lượng thành viên đại diện tập thể người lao động tham gia đối thoại do Ban Chấp hành CĐCS hoặc người đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp. Thành viên tham gia đối thoại là các Uỷ viên Ban Chấp hành CĐCS, các thành viên đại diện tập thể người lao động được bầu tại Hội nghị người lao động do Ban Chấp hành CĐCS đề cử, trên cơ sở lựa chọn các đồng chí là chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn bộ phận, tổ trưởng, tổ phó tổ công đoàn hoặc đoàn viên công đoàn theo tiêu chuẩn trong qui chế đối thoại được ban hành. Công đoàn có thể thành lập nhóm tư vấn gồm cán bộ công đoàn cấp trên, cán bộ văn phòng tư vấn pháp luật công đoàn hoặc đoàn viên, người lao động có năng lực, trình độ hiểu biết và có kiến thức về pháp luật lao động, công đoàn để tư vấn cho thành viên tổ đối thoại trước mỗi cuộc đối thoại.
Đối với các doanh nghiệp chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, thành phần tham gia đối thoại gồm người đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, các thành viên đại diện tập thể người lao động được bầu tại Hội nghị người lao động do người đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp đề cử trên cơ sở lựa chọn trong danh sách người lao động của doanh nghiệp và hội đủ các tiêu chuẩn thành viên tham gia đối thoại được qui định trong qui chế dân chủ tại doanh nghiệp.
Tuỳ thuộc vào nội dung đối thoại, Chủ tịch CĐCS hoặc người đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định thành phần, số lượng thành viên tham gia tổ đối thoại, nhưng ít nhất phải có 03 người. Chủ tịch CĐCS hoặc người đại diện Ban Chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp làm tổ trưởng tổ đối thoại. Trường hợp Chủ tịch CĐCS vắng hoặc không tham gia đối thoại được thì Phó Chủ tịch CĐCS thay và làm tổ trưởng
Để tổ chức đối thoại tại nơi làm việc có hiệu quả, tổ chức công đoàn làm tốt chức năng đại diện của mình thì tiêu chuẩn các thành viên tham gia đối thoại là rất quan trọng. Trước hết thành viên tham gia đối thoại phải hiểu biết pháp luật về lao động và công đoàn, chế độ chính sách đối với người lao động, các nội qui, qui chế của doanh nghiệp; hiểu biết về tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; đời sống, việc làm của người lao động và được người lao động tín nhiệm; có khả năng thuyết trình, thuyết phục hoặc phản biện và thời gian thực hiện hợp đồng lao động đủ 12 tháng trở lên. Ngoài ra, việc chuẩn bị nội dung đối thoại cũng rất quan trọng, công đoàn phải tổ chức tốt việc lấy ý kiến người lao động về những nội dung cần đưa ra đối thoại. Lựa chọn những nội dung cần đối thoại để trao đổi, thống nhất với người sử dụng lao động trước khi diễn ra đối thoại. Kết thúc buổi đối thoại phải có kết luận từng vấn đề cụ thể và thể hiện vào biên bản đối thoại, ghi rõ những nội dung nào thống nhất, biện pháp thực hiện, những nội dung còn có ý kiến khác nhau chưa thống nhất, cần bàn bạc giải quyết tiếp…
Ngoài các buổi đối thoại định kỳ, thì khi có phát sinh vấn đề, nội dung bức xúc, cấp thiết liên quan đến quyền lợi người lao động cần được giải quyết ngay, CĐCS hoặc công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ( nơi chưa có tổ chức CĐCS) cần tập hợp nhanh yêu cầu của người lao động, thông qua tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, hoặc các tổ, đội sản xuất để thống nhất nội dung đối thoại bằng văn bản gửi người sử dụng lao động yêu cầu tổ chức đối thoại đột xuất. Theo qui định trong thời gian không quá 02 ngày làm việc sau khi gửi văn bản, hai bên phải tiến hành đối thoại để giải quyết nội dung đối thoại. Trường hợp đối thoại không thành, không giải quyết được những vấn đề bức xúc của người lao động thì Ban Chấp hành CĐCS tiến hành các thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo qui định của pháp luật.
Thực tế cho thấy đối thoại tại nơi làm việc là giải pháp tốt nhất nhằm tháo gỡ những xung đột trong quan hệ lao động, tránh những hậu quả về tranh chấp lao động và đình công trong doanh nghiệp. Các cuộc đình công, ngừng việc tập thể xảy ra trên địa bàn cả nước thời gian qua chủ yếu là công nhân kiến nghị về mức lương, cách ứng xử, điều kiện, môi trường làm việc, thời gian làm thêm giờ, tiền lương, tiền ăn ca và các khoản phụ cấp... Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những cuộc đình công, ngừng việc tập thể, mà trong đó nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là do thiếu thông tin giữa các bên tham gia trong quan hệ lao động. Một số doanh nghiệp luôn tìm mọi cách từ chối đối thoại với người lao động bằng nhiều lý do. Mặt khác, công đoàn cơ sở nói chung đang còn hạn chế về năng lực, kinh nghiệm, chưa mạnh dạn đề xuất đối thoại; vai trò của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thì chưa sâu sát, cán bộ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực tế còn chưa đủ mạnh về số lượng và chất lượng, hoạt động còn hành chính hoá, trợ giúp CĐCS trong tổ chức đối thoại doanh nghiệp chưa thực sự hiệu quả, do vậy việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc chưa đạt yêu cầu đề ra.
Để triển khai thực hiện tốt việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc, theo qui định của Bộ Luật Lao động, Luật Công đoàn, Nghị định 60/NĐ-CP của Chính phủ; đặc biệt thực hiện Kế hoạch của Tỉnh uỷ về triển khai thực hiện Quyết định số 217-QĐ/TW về
“ Qui chế giám sát, phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị-xã hội”;
Quyết định số 218-QĐ/TW “
Qui định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị-xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền”;
chương trình công tác của Ban Chỉ đạo thực hiện qui chế dân chủ của tỉnh
.
Trong chương trình công tác năm 2014, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh xác định đây là công việc trọng tâm được tập trung chỉ đạo trong các cấp công đoàn, với nhiều giải pháp thích đáng cụ thể để hoàn thành chỉ tiêu đặt ra trong năm 2014 là có ít nhất 80% doanh nghiệp có tổ chức CĐCS tổ chức đối thoại với người sử dụng lao động; 100% doanh nghiệp chưa thành lập CĐCS nhưng có đủ điều kiện tổ chức thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể được tổ chức công đoàn hướng dẫn, đại diện người lao động tiến hành thương lượng, ký kết thoả ước lao động tập thể và tổ chức đối thoại khi người lao động yêu cầu.
Nguyễn Đăng Bảo
Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ tỉnh
Từ khóa:
lao động
,
đại diện
,
tích cực
,
quan hệ
,
thể hiện
,
ổn định
,
tăng cường
,
xây dựng
,
trực tiếp
,
làm việc
,
tập thể
,
thông tin
,
sử dụng
,
hiểu biết
,
quá trình
,
trao đổi
,
giao tiếp
,
cởi mở
,
hợp tác
,
tiến bộ
,
tất cả
Tổng số điểm của bài viết là: 15 trong 4 đánh giá
Xếp hạng:
3.8
-
4
phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Kinh nghiệm đẩy mạnh việc phát triển đoàn viên và thành lập tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp ngoài nhà nước
(24/11/2014)
Ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể: Thực trạng và những vấn đề cần quan tâm
(26/11/2014)
LĐLĐ tỉnh Quảng Trị: Đổi mới hình thức tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với đoàn viên, công nhân lao động
(26/11/2014)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
(03/12/2014)
Nỗ lực của các cấp công đoàn trong công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
(30/09/2014)
Đề cương tuyên truyền 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh ( 2/9/1969 – 2/9/2014)
(26/08/2014)
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam kêu gọi đoàn viên và người lao động trong cả nước tiếp tục ủng hộ Chương trình “Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường Sa”
(06/06/2014)
Tiếp tục ủng hộ Chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa - Trường Sa"
(12/06/2014)
Liên đoàn lao động tỉnh Quảng Trị Gặp mặt cán bộ công đoàn chuyên trách qua các thời kỳ.
(23/07/2014)
Triển khai Tháng Công nhân thiết thực, hiệu quả
(03/06/2014)
Đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân
(25/02/2014)
Bài giảng: Các phẩm chất đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ CNH-HĐH và hội nhập quốc tế
(23/01/2014)
Nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, vận động CNVCLĐ trong tình hình mới
(07/01/2014)
Mẫu bảng điểm xét công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
(01/10/2013)
Phong trào thi đua “Hai giỏi” trong nữ CNVCLĐ ngành Xây dựng
(29/10/2013)
V/v đính chính văn bản
(15/10/2013)
Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động
(05/09/2013)
Hướng dẫn 23/HD-LĐLĐ v/v triển khai xây dựng "Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa" trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
(21/08/2013)
Hướng dẫn 22/HD-LĐLĐ v/v sơ kết 3 năm phong trào "Giỏi việc nước- Đảm việc nhà" trong nữ CNVCLĐ giai đoạn 2010-2012
(21/08/2013)
CÁC MẪU VĂN BẢN LIÊN QUAN CÔNG TÁC UBKT CÔNG ĐOÀN
(16/07/2013)
Danh mục tin tức
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 503
Đang truy cập
503
Hôm nay
6,404
Tháng hiện tại
31,643
Tổng lượt truy cập
30,388,156
- Select website -
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao Động
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây