Người lao động là F0 phải nghỉ làm được tính theo chế độ nào?

Thứ hai - 21/02/2022 19:45 1.086 0
Người lao động không may trở thành F0 có thể xin nghỉ theo 3 trường hợp: Nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nghỉ phép hằng năm, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương.
mal 16420388588081727962208 0 0 555 888 crop 16420388657201254764986

Thời gian nghỉ hưởng chế độ ốm đau

Theo Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, người lao động bị mắc COVID-19 mà có xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì được giải quyết hưởng chế độ ốm đau.

Thời gian hưởng chế độ sẽ được căn cứ theo giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH hoặc giấy ra viện (tính cả thời gian bác sĩ chỉ định nghỉ thêm nếu có). Tuy nhiên, thời gian nghỉ sẽ bị giới hạn số ngày tối đa trong 1 năm. Điều 26 Luật BHXH nêu rõ:

- Trường hợp làm việc trong điều kiện bình thường: Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ hưởng chế độ 30 ngày.

Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: Nghỉ hưởng chế độ 40 ngày.

Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: Nghỉ hưởng chế độ 60 ngày.

Trường hợp làm việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số từ 0,7 trở lên:

Đóng BHXH dưới 15 năm: Nghỉ hưởng chế độ 40 ngày.

Đóng BHXH từ đủ 15 năm - dưới 30 năm: Nghỉ hưởng chế độ 50 ngày.

Đóng BHXH từ 30 năm trở lên: Nghỉ hưởng chế độ 70 ngày.

Ngoài ra, sau khi kết thúc thời gian nghỉ chế độ ốm đau và quay trở lại làm việc thì trong vòng 30 ngày đầu mà sức khỏe chưa hồi phục, người lao động còn được giải quyết hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.

Căn cứ Điều 29 Luật BHXH, thời gian nghỉ hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong trường hợp này sẽ do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định nhưng tối đa không quá 5 ngày/năm.

Như vậy, F0 trong trường hợp này có thể nghỉ hưởng chế độ ốm đau tối đa lên đến 75 ngày. 

Thời gian nghỉ phép hằng năm

Theo khoản 1 Điều 113 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động làm việc đủ 12 tháng thì được giải quyết số ngày phép như sau: 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;

16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Ngoài ra, cứ làm việc từ đủ 5 năm cho doanh nghiệp, người lao động còn được tính thêm 1 ngày phép (theo Điều 114 Bộ luật Lao động 2019).

Trường hợp làm việc chưa đủ 12 tháng, người lao động sẽ được tính số ngày phép theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.

Theo đó, F0 có thể nghỉ phép năm tối đa khoảng 12 -16 ngày.

Thời gian thỏa thuận nghỉ không lương

Ngoài hai trường hợp đã nêu, người lao động mắc COVID-19 còn có thể thỏa thuận xin nghỉ không hưởng lương với người sử dụng lao động theo Khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động năm 2019.

Pháp luật không giới hạn thời gian nghỉ tối đa nên các bên có thể tự thỏa thuận với nhau nhưng buộc phải có sự đồng ý của người sử dụng lao động.

Từ những phân tích trên, có thể thấy số ngày cụ thể mà F0 được nghỉ làm để điều trị, phục hồi sức khỏe do nhiễm COVID-19 sẽ tùy thuộc căn cứ mà người lao động lựa chọn.

Nếu áp dụng cả nghỉ hưởng chế độ ốm đau, nghỉ phép năm và nghỉ không lương thì thời gian nghỉ làm sẽ được tính bằng tổng thời gian nghỉ của từng trường hợp.

Tác giả bài viết: Nguồn: Báo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây