Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chức năng nhiệm vụ
Quy chế hoạt động
Thành tích đạt được
Các kỳ Đại hội
Thông tin
Tin tức hoạt động
Liên đoàn Lao động tỉnh
Các cấp công đoàn trực thuộc LĐLĐ tỉnh
Các chuyên đề
Chính sách pháp luật
Pháp luật lao động, công đoàn
Tuyên giáo - Nữ công
Tuyên truyền giáo dục
Nữ công
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
Tổ chức
Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh
Hệ thống tổ chức bộ máy
Công tác cán bộ
UB kiểm tra
Văn phòng
Tài chính
Gương người tốt việc tốt
Mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả
Gương CNVCLĐ tiêu biểu
Tư vấn pháp luật CĐ và LĐ
Pháp luật lao động
Công đoàn
Hệ thống văn bản
Hình ảnh
Videoclips
Liên hệ hỏi đáp
Lịch công tác
Danh bạ
Thứ bảy, 02/11/2024, 17:18
Thành viên
Sơ đồ trang
Liên kết website
Đăng nhập site
Trang nhất
Các chuyên đề
Thiệt thòi khi nhận BHXH 1 lần
Thứ sáu - 03/12/2021 22:44
5.679
0
Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam, trước tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đã có một bộ phận người lao động làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần để trang trải cuộc sống. Tuy nhiên, họ lại không biết đến những thiệt thòi về sau.
Khoản 3 Điều 5 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 về nguyên tắc bảo hiểm xã hội nêu rõ:
Thời gian đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đã được tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì không tính vào thời gian làm cơ sở tính hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội.
Do đó, khi nhận bảo hiểm xã hội 1 lần lúc này, người lao động chỉ thấy cái lợi trước mắt mà không tính toán cho tương lai lâu dài, đặc biệt là khi hết tuổi lao động. Cụ thể:
1. Số tiền BHXH nhận được ít hơn nhiều so với số tiền đóng
Điều 5 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định, hàng tháng, người lao động đóng 8% mức tiền lương tháng vào quỹ hưu trí, tử tuất; người sử dụng lao động đóng 14% trên quỹ tiền lương đóng BHXH của người lao động vào quỹ này.
Và như vậy, mỗi tháng, tổng mức đóng 22% mức tiền lương tháng đóng vào quỹ hưu trí, tử tuất, tương đương 01 năm đóng 22% x 12 = 2,64 tháng lương.
Trong khi đó, khoản 2 Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần, cứ mỗi năm được:
- 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng trước năm 2014;
- 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi.
Có thể thấy, so với số tiền đóng thì số tiền bảo hiểm xã hội 1 lần nhận được ít hơn rất nhiều.
2. Không được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội
Theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu hoặc chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Điều này đồng nghĩa với việc, nếu chưa nhận BHXH một lần, người lao động sẽ được cộng nối với thời gian tham gia BHXH trước đó. Ngược lại, nếu đã nhận BHXH một lần, thời gian tham gia BHXH sau này sẽ được tính mới.
Từ đó có thể dẫn tới, người lao động sẽ không đủ điều kiện hưởng lương hưu khi đã hết tuổi lao động hoặc nếu đủ thì tiền lương hưu khi về già cũng rất thấp.
3. Có thể không được cấp thẻ bảo hiểm miễn phí
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, đối tượng được cơ quan bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế bao gồm: Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng…
Như vậy, người được nhận lương hưu sẽ được nhận thẻ bảo hiểm y tế miễn phí. Trường hợp đã nhận bảo hiểm xã hội 1 lần dẫn tới việc không đủ điều kiện hưởng lương hưu thì đương nhiên, người lao động phải tự bỏ tiền để tham gia bảo hiểm y tế bằng cách tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình.
4. Mất cơ hội có thêm khoản tiền khi về già
Bên cạnh việc không có thẻ bảo hiểm y tế, người lao động không được hưởng lương hưu còn không có cơ hội có thêm một khoản tiền.
Bởi lẽ, Điều 57 Luật Bảo hiểm xã hội nêu rõ, Chính phủ quy định việc điều chỉnh lương hưu trên cơ sở mức tăng của chỉ số giá tiêu dùng và tăng trưởng kinh tế phù hợp với ngân sách nhà nước và quỹ bảo hiểm xã hội.
Theo thông lệ, cứ 01/7 hàng năm, mức lương hưu của người đang hưởng lương hưu đều được tăng lên. Điển hình, theo Nghị định 88/2018/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2018, mức lương hưu tăng thêm 6,92% trên mức lương hưu của tháng 6/2018.
5. Khi chết không được trợ cấp mai táng và trợ cấp tuất hàng tháng
Đây tiếp tục là hệ lụy khác từ việc nhận bảo hiểm xã hội 1 lần ảnh hưởng tới việc nhận lương hưu.
Theo khoản 1 Điều 66 Luật Bảo hiểm xã hôi 2014, người đang hưởng lương hưu chết thì người lo mai táng được nhận 01 lần trợ cấp mai táng với mức bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người đang hưởng lương hưu chết.
Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 67, thân nhân của người này nếu đủ điều kiện còn được hưởng tiền tuất hàng tháng bằng 50% mức lương cơ sở. Trường hợp thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng thì mức trợ cấp tuất hằng tháng bằng 70% mức lương cơ sở.
Bên cạnh đó, cũng liên quan đến tiền tuất hàng tháng, điểm a khoản 1 Điều 67 này còn nêu, người lao động đã đóng BHXH đủ 15 năm trở lên nhưng chưa hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần thì thân nhân được nhận khoản tiền này.
Do đó, việc nhận BHXH 1 lần ảnh hưởng rất lớn đến chế độ tử tuất của người lao động.
Tóm lại, khi nhận bảo hiểm xã hội một lần, người lao động sẽ phải chịu rất nhiều thiệt thòi.
Thời điểm này, nếu không may bị thất nghiệp, người lao động nên đăng ký để nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ và tiếp tục làm việc cũng như tham gia bảo hiểm xã hội.
Nguồn tin:
luatvietnam.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Xếp hạng:
1
-
1
phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
LĐLĐ huyện Gio Linh: Vượt chỉ tiêu thành lập CĐCS trong năm 2022
(21/05/2022)
Triển khai Nghị định 38/2022/NĐ-CP Không được xoá bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi NLĐ làm thêm giờ
(04/07/2022)
77 năm Cách mạng tháng 8/1945: Những bài học lịch sử còn nguyên giá trị
(18/08/2022)
Ngày Pháp luật Việt Nam 9-11
(08/11/2022)
Tình cảm sâu nặng của đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn với quê hương Quảng Trị
(06/04/2022)
Đồng chí Tổng Bí thư Lê Duẩn- Biểu tượng sáng ngời về nhân cách, tài năng, trí tuệ Việt Nam
(06/04/2022)
Quân đội Nhân dân Việt Nam 77 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành
(21/12/2021)
Quan tâm chăm lo Tết cho đoàn viên và người lao động
(21/12/2021)
Nghị quyết mới của HĐND tỉnh quy định chính sách thu hút, đãi ngộ, đào tạo đội ngũ viên chức đơn vị sự nghiệp y tế công lập
(28/12/2021)
Người lao động cần biết hệ lụy của rút bảo hiểm xã hội một lần
(17/12/2021)
Hướng dẫn và 5 biểu mẫu mới trong thực hiện quy chế dân chủ tại nơi làm việc
(28/11/2021)
Nữ CNVCLĐ Quảng Trị sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc
(18/11/2021)
Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11
(01/11/2021)
Lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam - 20/10
(18/10/2021)
Phát động thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội hằng năm và kế hoạch 5 năm (2021-2025)
(30/08/2021)
Ngày Quốc khánh 2/9 - Ngày hội lớn, trang sử vẻ vang chói lọi nhất của dân tộc Việt Nam
(27/08/2021)
Cách mạng Tháng Tám và tinh thần đoàn kết để đẩy lùi đại dịch Covid-19 hôm nay
(18/08/2021)
Giai cấp công nhân, tổ chức Công đoàn Việt Nam gương mẫu đi đầu đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
(16/08/2021)
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Đại tướng Võ Nguyên Giáp
(03/08/2021)
Quy định mới về chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo từ ngày 01/8/2021
(03/08/2021)
Danh mục tin tức
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 363
Đang truy cập
363
Hôm nay
7,243
Tháng hiện tại
16,107
Tổng lượt truy cập
30,372,620
- Select website -
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao Động
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây