Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Hướng dẫn thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với nơi chưa thành lập CĐCS

Thứ ba - 25/03/2014 23:20 1.920 0
Nhằm triển khai thực hiện Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn năm 2012 và Điều lệ Công đoàn Việt Nam, Ngày 19/3/2014, Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Hướng dẫn số 305/HD-TLĐ về thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Hướng dẫn đã nêu rõ điều kiện và nội dung thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở. Sau đây, Ban biên tập xin giới thiệu đến bạn đọc nội dung tóm tắt của hướng dẫn.
Để thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở cũng như người lao động cần đảm bảo một số điều kiện nhất định.
*Điều kiện, trình tự  thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đối với nơi chưa thành lập CĐCS:
-Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thực hiện quyền và trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi có yêu cầu bằng văn bản của cá nhân hoặc tập thể người lao động ở nơi chưa thành lập CĐCS. Trường hợp cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thuộc phạm vi, đối tượng phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thì cử cán bộ công đoàn đến nơi làm việc xác minh và tổ chức gặp gỡ, lấy ý kiến người lao động để thực hiện quyền  đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của tập thể người lao động nơi đó.  Trường hợp không thuộc phạm vi phát triển đoàn viên, thành lập CĐCS thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở nơi tiếp nhận yêu cầu của người lao động có trách nhiệm liên hệ hoặc hướng dẫn người lao động liên hệ với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có trách nhiệm để xử lý yêu cầu của người lao động.
*Yêu cầu của người lao động nhất thiết phải bằng văn bản và phải là người đang làm việc tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó mà chưa thành lập CĐCS; người lao động phải cung cấp thông tin chính xác về nhân thân, số điện thoại, địa chỉ liên hệ, trường hợp cần thiết có quyền yêu cầu giữ bí mật về nhân thân; văn bản yêu cầu của người lao động có thể là cá nhân hoặc của nhiều người lao động ký tên; nội dung văn bản yêu cầu của người lao động cần đảm bảo thông tin chính xác về tên gọi, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà người lao động đang làm việc và thông tin về nội dung yêu cầu đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở.
*Về nội dung thực hiện quyền, trách nhiệm đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động ở nơi chưa thành lập CĐCS, gồm:
1.      Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền và nghĩa vụ khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động
2.      Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát thực hiện TƯLĐTT theo Hướng dẫn số 1840/HD-TLĐ ngày 04/12/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
3.      Tham gia với người sử dụng lao động xây dựng và giám sát thực hiện thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động theo quy định của pháp luật.
4.      Tham gia xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo nội dung Hướng dẫn số 1755/HD-TLĐ, ngày 20/11/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
5.      Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động theo quy định của pháp luật và Tổng LĐLĐ Việt Nam
6.      Đại diện cho tập thể người lao động trong giải quyết tranh chấp lao động, đình công theo quy định của pháp luật và nội dung Hướng dẫn số 1861/HD-TLĐ ngày 09/12/2013 của Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam
7.      Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc người lao động vị xâm phạm. Tiến hành thương lượng với người sử dụng lao động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động theo quy định của pháp luật.
8.      Thực hiện quyền và trách nhiệm của công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trong việc thành lập CĐCS tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Điều 16, Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam và Mục 12, Mục 13, Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
9.      Đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đóng kinh phí công đoàn. Quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và hoạt động tuyên truyền phát triển đoàn viên và thành lập CĐCS tại cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của  nhà nước và Tổng LĐLĐ Việt Nam.
        
Hướng dẫn cũng đã quy định trách nhiệm trong tổ chức thực hiện đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; đối với LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành trung ương và Tổng LĐLĐ Việt Nam./.
BBT

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây