Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chức năng nhiệm vụ
Quy chế hoạt động
Thành tích đạt được
Các kỳ Đại hội
Thông tin
Tin tức hoạt động
Liên đoàn Lao động tỉnh
Các cấp công đoàn trực thuộc LĐLĐ tỉnh
Các chuyên đề
Chính sách pháp luật
Pháp luật lao động, công đoàn
Tuyên giáo - Nữ công
Tuyên truyền giáo dục
Nữ công
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
Tổ chức
Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh
Hệ thống tổ chức bộ máy
Công tác cán bộ
UB kiểm tra
Văn phòng
Tài chính
Gương người tốt việc tốt
Mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả
Gương CNVCLĐ tiêu biểu
Tư vấn pháp luật CĐ và LĐ
Pháp luật lao động
Công đoàn
Hệ thống văn bản
Hình ảnh
Videoclips
Liên hệ hỏi đáp
Lịch công tác
Danh bạ
Thứ hai, 04/11/2024, 13:00
Thành viên
Sơ đồ trang
Liên kết website
Đăng nhập site
Trang nhất
Tin tức hoạt động
Tham gia xây dựng Đảng: Tổng hợp ý kiến CNVCLĐ góp ý dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng
Thứ hai - 13/07/2015 23:48
1.640
0
Thực hiện Kế hoạch số 80-KH/TU, ngày 10/4/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về lấy ý kiến và tổng hợp ý kiến góp ý vào các dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Hướng dẫn số 769/ TLĐ ngày 01/6/2015 về việc tổng hợp ý kiến của đoàn viên vào dự thảo văn kiện đại hội Đảng các cấp; Công văn số 596/CV-TU ngày 22/6/2015 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lấy ý kiến tham gia dự thảo báo cáo chính trị, thời gian qua, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tập trung chỉ đạo và hướng dẫn các cấp công đoàn tổ chức lấy ý kiến CNVCLĐ tham gia văn kiện Đại hội Đảng các cấp và Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng; đến nay hầu hết các cấp công đoàn đã thực hiện nghiêm túc và có báo cáo tổng hợp ý kiến tham gia gửi về LĐLĐ tỉnh. Ngày 24/6/2015, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đã tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh mở rộng để lấy ý kiến tham gia góp ý xây dựng các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.
.
1-
Tổng hợp ý kiến tham gia văn kiện trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI:
- Nhìn chung, đa số ý kiến tham gia đều nhất trí với Dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Dự thảo báo cáo chính trị được chuẩn bị công phu, bao quát đầy đủ các nội dung. Kết cấu dự thảo báo cáo chính trị thể hiện được tính chặt chẽ, rõ ràng, khoa học, đáp ứng yêu cầu của văn kiện chính trị. Chủ đề Đại hội đã thể hiện được mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm xuyên suốt cả nhiệm kỳ, quy tụ được sức mạnh toàn đảng, toàn dân để xây dựng, kiến thiết tỉnh nhà trong giai đoạn mới.
- Đánh giá tổng quát 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XV, bên cạnh những thành tựu đạt được, Báo cáo đã thẳng thắn nhìn nhận, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình tổ chức và hoạt động, những hạn chế, yếu kém trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội.
- Về phương hướng, nhiệm vụ dự thảo đã nêu được những khó khăn, thuận lợi, nhận định được những thời cơ thuận lợi cũng như những khó khăn, thách thức, đồng thời đã xác định rõ mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể trong nhiệm kỳ tới.
Tuy nhiên, có một số ý kiến đề nghị bổ sung, sửa đổi như sau:
- Về chủ đề Đại hội
: Một số ý kiến cho rằng, chủ đề Đại hội có 2 nội dung được nhấn mạnh, đó là: “ Đẩy mạnh cải cách hành chính và thu hút đầu tư”; nếu 2 nội dung này có sự chuyển biến tốt sẻ tạo ra được nguồn lực để phát triển. Tuy vậy, cũng có ý kiến cho rằng: muốn phát huy mọi nguồn lực để tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển KT-XH không chỉ dừng lại ở 2 nội dung là cải cách hành chính và thu hút đầu tư mà còn có rất nhiều vấn đề khác. Nội dung đẩy mạnh cải cách hành chính và thu hút đầu tư là một trong những vấn đề cần tập trung nhưng để làm cho Quảng Trị phát triển thì hai lĩnh vực đó chưa bao quát được hết. Cho nên chỉ cần để cụm từ “phát huy mọi nguồn lực” là vừa khái quát, vừa bao hàm cả 2 nội dung trên; và Đề nghị sửa lại chủ đề như sau:
“Nâng cao năng lực, sức chiến đấu của Đảng bộ; phát huy mọi nguồn lực, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong phát triển kinh tế - xã hội; phấn đấu đưa Quảng Trị đạt trinh độ phát triển trung bình của cả nước ”
- Về tham gia cụ thể các nội dung:
- Phần A: Những kết quả đạt được.
+ Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển (trang 8):
Đề nghị bổ sung câu nhận định, đánh giá khái quát chung về thành tựu mà sự nghiệp giáo dục, đào tạo tỉnh nhà đã đạt được thời gian qua, cụ thể, gợi ý để bổ sung:
“Sự nghiệp giáo dục và đào tạo phát triển cả về quy mô, chất lượng, hiệu quả và các điều kiện phục vụ dạy và học”
.
Đề nghị tiếp tục nghiên cứu để bổ sung các nội dung như: chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn ổn định và phát triển, công tác quản lý giáo dục được đổi mới, hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội học tập.
Về số liệu:
“Tính đến năm 2015 có 100% giáo viên, quản lý đạt chuẩn”
đề nghị thẩm định lại số liệu trên. Vì theo Báo cáo của ngành Giáo dục đến nay chỉ có trên 95% giáo viên, quản lý đạt chuẩn.
Về đánh giá công tác đào tạo nghề. Đề nghị có nghiên cứu và đánh giá lại cho phù hợp với thực tiễn. Vì hiện nay, thực trạng công tác đào tạo nghề ở tỉnh ta mặc dù đã có chuyển biến nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của tỉnh, đào tạo nghề chưa gắn liền với nhu cầu sử dụng. Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đang được hình thành nhưng định hướng chưa rõ.
- Phần B: Những hạn chế, yếu kém: cụm từ “còn hạn chế” được sử dụng quá nhiều, làm cho hành văn không mạch lạc, đồng thời không nêu rõ được các khuyết điểm hạn chế cụ thể, cần nghiên cứu để viết lại mạch lạc hơn.
- Một số vấn đề xã hội đang đặt ra nhiều thách thức (Trang 20):
Đề nghị bổ sung thêm: Trình độ tay nghề, tác phong công nghiệp của một bộ phận CNLĐ còn hạn chế. Tình hình vi phạm pháp luật về lao động diễn ra khá phổ biến trong các doanh nghiệp ngoài nhà nước
.
- Phần thứ hai: Phương hướng nhiệm vụ.
Phần nhận định đánh giá tình hình bên ngoài: nên đưa phần dự báo thời gian tới tình hiền Biển Đông tiếp tục diễn biến phức tạp; vấn đề tăng cường công tác an ninh, quốc phòng nói chung và biển đảo nói riêng cũng cần đề cập tới.
+ Mục III: Cải thiện môi trường sản xuất kinh doanh, thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp (trang 34). Đề nghị bổ sung thêm:
“Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc cung ứng các dịch vụ công, phát huy hơn nữa tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, tích cực giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp đồng thời, chỉ đạo việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp và tăng cường công tác quản lý nhà nước về lao động; hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động, hạn chế tranh chấp lao động, đình công”.
“Xây dựng các chính sách đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp, nâng cao ý thức kỷ luật lao động, tác phong công nghiệp của người lao động”.
+ Mục IV. Phát triển toàn diện giáo dục và đào tạo gắn với nâng cao chất lượng nguồn nhân lực (trang 36):
Đề nghị bổ sung: Thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-TW của BCHTW Đảng khóa XI về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”.
+ Đề nghị bổ sung thêm một số giải pháp như sau:
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý Nhà nước đối với việc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. Tập trung rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục, quy hoạch mạng lưới trường, lớp quy hoạch nguồn nhân lực đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn địa phương và mục tiêu giáo dục trong thời kỳ mới.
Về xây dựng đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục. Cùng với việc đổi mới về cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ nhà giáo và quản lý giáo dục là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng và hội nhập quốc tế. Thực hiện chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo theo từng cấp học và trình độ đào tạo, có năng lực chuyên môn, tương ứng với trình độ ngành nghề đào tạo.
- Các nội dung tham gia theo gợi ý của Ban Thường vụ Tỉnh ủy:
+ Phân tích nguyên nhân vì sao vừa qua ngân sách dành cho việc ứng dụng khoa học công nghệ, thử nghiệm, xây dựng các mô hình hiệu quả cao, nâng cao thu nhập bền vững cho người dân khá lớn, nhiều cấp, nhiều ngành vào cuộc nhưng kết quả các mô hình nhân rộng trong thực tế thì rất ít? Đề xuất các giải pháp?
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, việc đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống là động lực trực tiếp của sự phát triển. Các hoạt động khoa học và công nghệ trực tiếp hoặc gián tiếp tham gia giải quyết những vấn đề cấp thiết của quá trình phát triển. Những kết quả nghiên cứu đạt được đã góp phần đảm bảo cho quá trình phát triển KT-XH của tỉnh. Trong giai đoạn 2006-2014, mặc dù kết quả nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN chưa đáp ứng được mong muốn của lãnh đạo các cấp cũng như của toàn xã hội nhưng bước đầu đã được thực hiện ở một số lĩnh vực như: nông nghiệp, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học...
Có thể thấy, việc nhân rộng các mô hình ứng dụng KH&CN được nghiệm thu đánh giá tốt còn chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Đây cũng là tồn tại lớn nhất trong hoạt động khoa học mà cả xã hội quan tâm. Thực tế một số đề tài, dự án đã đi vào cuộc sống nhưng chưa đồng bộ, mức độ lan tỏa chưa nhanh, chưa sâu rộng. Việc ứng dụng kết quả các đề tài, dự án KH&CN đã được nghiệm thu vào thực tiễn sản xuất và đời sống chưa được quan tâm đúng mức. Đầu tư xây dựng các mô hình trình diễn ứng dụng tiến bộ KH&CN làm cơ sở cho việc chuyển giao các tiến bộ KH&CN phục vụ sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới chưa được đẩy mạnh.
Việc ứng dụng các tiến bộ KH&CN để đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp trong tỉnh còn nhiều hạn chế (qua khảo sát cho thấy trình độ công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trong tỉnh thấp so với mức trung bình trong nước và thế giới từ 1 đến 3 thế hệ; công nghệ sản xuất còn tiêu tốn nhiều năng lượng, nguyên vật liệu, năng suất sản xuất, và chất lượng sản phẩm còn chưa cao; sản phẩm chế biến hầu hết ở dạng thô, chưa có sản phẩm có giá trị kinh tế cao, sức cạnh tranh trên thị trường thấp; trình độ nhân lực vận hành khai thác và làm chủ công nghệ vẫn còn hạn chế).
Hoạt động và hiệu quả công tác nghiên cứu triển khai ứng dụng KH&CN của tỉnh, của từng ngành, lĩnh vực chưa mang lại sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu kinh tế, chưa có những đóng góp lớn về chất lượng, nâng cao giá trị của sản phẩm và hàng hóa ở địa phương chưa trở thành nhân tố chủ yếu trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Các cấp, các ngành chưa chú trọng công tác tuyên truyền, thông tin, phổ biến kết quả nghiên cứu cho cộng đồng. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích trong việc chỉ đạo nhân rộng chưa được xây dựng phù hợp, thiếu sự lồng ghép các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội với các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ được khẳng định hiệu quả hiệu quả trên địa bàn toàn tỉnh.
Sự huy động các nguồn kinh phí chưa hiệu quả, dàn trải cũng là vấn đề cần quan tâm trong việc đẩy mạnh ứng dụng và triển khai các tiến bộ KH&CN tại tỉnh. Sự hỗ trợ trong đầu tư phát triển sản xuất từ các chương trình dự án chưa thống nhất, thiếu các tổ chức khoa học và công nghệ nghiên cứu, triển khai và ứng dụng các tiến bộ.
Nguồn vốn hỗ trợ xây dựng mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất còn hạn hẹp, thời gian thực hiện của mô hình trình diễn chưa đủ để đánh giá kết quả. Vì vậy, việc đánh gia mô hình khảo nghiệm chưa thực sự sát đúng. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách cũng như việc bố trí kinh phí nhằm động viên, khuyến khích, thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng tiến bộ KH&CN còn hạn chế.
Nguyên nhân:
- Khách quan: Cơ chế quản lý kinh tế chưa thực sự tạo gắn kết các hoạt động KH&CN với kinh tế - xã hội, chưa tạo động lực và chưa thực sự là nguồn lực dồi dào cho hoạt động KH&CN. Thời gian qua vẫn chưa có cơ chế kinh tế hữu hiệu để các doanh nghiệp quan tâm đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN vào sản xuất và dịch vụ tạo ra nhu cầu thực sự đối với KH&CN. Nhiều dự án kinh tế - xã hội chưa thực sự coi trọng cũng như chưa có quy chế phối hợp gắn kết các nhiệm vụ KH&CN. Tiềm lực kinh tế của tỉnh còn hạn chế, chưa thể đầu tư nhiều cho KHCN.
- Chủ quan: Nhận thức của một số cấp ủy Đảng, chính quyền về vai trò, tầm quan trọng của ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN vào thực tiễn sản xuất và đời sống còn hạn chế nên chưa thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo. Chưa có chính sách để khuyến khích mạnh các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động KH&CN, các cơ chế, thủ tục hành chính còn rườm rà, chưa tạo được sự thông thoáng, sức hút của các tổ chức, cá nhân tham gia quá trình nghiên cứu, nguồn đầu tư cho hoạt động ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ KHCN còn ít.
Nguyên nhân của việc các mô hình chưa được nhân rộng, trước hết do hiệu quả của các mô hình chưa thực sự hấp dẫn, thiếu sức thuyết phục, ngoài ra chưa có cơ chế hỗ trợ các mô hình sau khi đã nghiệm thu để nhân rộng. Thực trạng việc nhân rộng mô hình KH&CN đã thành công đang còn gặp khó khăn về nguồn kinh phí; các địa phương chưa có cơ chế cụ thể để nhân rộng các dự án đã thành công. Nếu chỉ sử dụng nguồn kinh phí sự nghiệp KH&CN thì tốc độ nhân rộng các mô hình rất chậm (kinh phí sự nghiệp KH&CN được cấp từ nguồn ngân sách bình quân khoảng 13 tỷ/ năm. Trong đó kinh phí dành cho các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ chiếm 30%. Kinh phí dành cho ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN chỉ khoảng 1 tỷ đồng/ năm).
Doanh nghiệp của tỉnh còn hạn chế về năng lực tài chính và nhân lực KH&CN, trong khi đó hoạt động ứng dụng chuyển giao tiến bộ KH&CN luôn có tính rủi ro cao về tài chính. Thiếu các cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư cho hoạt động ứng dụng chuyển giao và nhân rộng các tiến bộ KH&CN đã được nghiên cứu, nghiệm thu vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhà sản xuất.
Xã hội hóa các hoạt động KH&CN chưa diễn ra mạnh mẽ để thu hút sự tham gia đầu tư của XH vào các hoạt động KH&CN.
- Một số kiến nghị, đề xuất để nâng cao hiệu quả việc ứng dụng và nhân rộng các kết quả KH&CN giai đoạn 2015-2020:
+ Tăng cường công tác chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền đối với hoạt động ứng dụng và nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn.
+ Tăng cường mối liên kết giữa 4 nhà (Nhà nước, nhà khoa học, doanh nghiệp, nhà nông) trong các hoạt động ứng dụng và nhân rộng kết quả KH&CN; xây dựng cơ chế phối hợp trong mạng lưới khuyến công, khuyến nông, trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN nhằm cung cấp dịch vụ hỗ trợ đổi mới công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ. Tuyên truyền, phổ biến các tiến bộ khoa học và công nghệ, các kết quả đề tài ứng dụng khoa học và công nghệ được khẳng định đến tận cơ sở và người sản xuất.
+ Nâng cao chất lượng, hiệu quả các đề tài, dự án khoa học và công nghệ, áp dụng chính sách đặt hàng các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
+ Sử dụng có hiệu quả Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của tỉnh. Ưu tiên sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ, có cơ chế khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp về khoa học và công nghệ của Nhà nước, của tỉnh để nhân rộng các tiến bộ KH&CN.
+ Xã hội hóa hoạt động khoa học và công nghệ nhằm huy động các nguồn lực đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng KH&CN.
Hướng dẫn doanh nghiệp lập quỹ phát triển KH&CN nhằm phục vụ hoạt động nghiên cứu, ứng dụng đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm, hợp lý hóa sản xuất của doanh nghiệp.
+ Lồng ghép các chương trình, dự án khoa học và công nghệ với các chương trình phát triển kinh tế của tỉnh. Trích một phần vốn từ kinh phí sự nghiệp của các sở, ngành và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh cho hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với từng lĩnh vực, ngành nghề.
+ Hàng năm, các sở, ngành, huyện, thị phối hợp với Sở KH&CN, Sở KH&ĐT, Sở Tài chính đưa vào kế hoạch kinh tế - xã hội kế hoạch ứng dụng và nhân rộng các tiến bộ KH&CN, chú trọng các tiến bộ kỹ thuật có giá trị thực tiễn cao.
+ Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh ứng dụng và nhân rộng kết quả khoa học và công nghệ. Có chính sách khen thưởng thỏa đáng kết quả sáng tạo KH&CN, các ứng dụng, sáng kiến cải tiến kỹ thuật đem lại hiệu quả cao.
2. Tổng hợp
ý kiến các dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng:
Hầu hết ý kiến tham gia đều đồng tình cao với Dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng và dự thảo báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2011-2015) và phương hướng nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016-2020); Các Văn kiên đã được chuẩn bị rất công phu, kỹ lưỡng. Trong đó, chủ đề Đại hội XII của Đảng đã bao quát đầy đủ những vấn đề cốt lõi nhất của Đảng, phù hợp với thực tiễn đặt ra cho đất nước trong giai đoạn tới.
Về kết cấu của báo cáo chính trị đã có sự đổi mới. Kỳ đại hội trước, báo cáo được đi theo từng lĩnh vực, lần này báo cáo trình bày theo từng vấn đề. Đây là bước đột phá trong xây dựng báo cáo chính trị của Đảng. Các nội dung nhận định trong báo cáo đầy đủ, bao quát và khoa học hơn. Đặc biệt, trong báo cáo lần này đã đặt đúng vị trí và xác định được cơ sở để đất nước ta phát triển bền vững là đào tạo nguồn nhân lực, chuyên gia khoa học - công nghệ, phát triển văn hóa và quản lý phát triển xã hội. Tuy nhiên, để thực hiện được nhiệm vụ phát triển và ứng dụng khoa học - công nghệ cần tập trung tạo lập thị trường khoa học - công nghệ, xã hội hóa hoạt động này, đồng thời cần xây dựng quỹ đầu tư mạo hiểm về khoa học - công nghệ để hỗ trợ nghiên cứu cho các ý tưởng sáng tạo.
Một số ý kiến tham gia: Để nâng cao năng lực của Đảng cầm quyền phải đề ra những nhiệm vụ, như: đổi mới tư tưởng lý luận; chú trọng phẩm chất đạo đức của đảng viên; kiện toàn tổ chức bộ máy, hiệu quả hoạt động; bảo vệ chính trị nội bộ; tăng cường kiểm tra, giám sát; chú trọng làm tốt công tác dân vận...
Về chỉ tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm tới (2016-2020) được xác định trong dự thảo báo cáo chính trị trình Đại hội XII của Đảng từ 6,5-7% là hơi cao, bởi trong nhiệm kỳ qua mức tăng trưởng bình quân cả nước mới đạt gần 6%, cho nên nhiệm kỳ tới chỉ đề ra chỉ tiêu 6-6,5% là phù hợp. Hơn nữa, dự báo 5 năm tới, thế giới vẫn còn nhiều biến động, trong nước sẽ phát sinh nhiều vấn đề..., do đó việc phát triển kinh tế của đất nước không phải không có những khó khăn.
Một số ý kiến băn khoăn về tính thực thi trong thực hiện Nghị quyết xây dựng giai cấp công nhân của Đảng; vấn đề phát triển đảng viên trong giai cấp công nhân, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có đông CNLĐ nhưng chưa có tổ chức cơ sở Đảng … Đề nghị Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII của Đảng cần đề cập đến và cụ thể hơn về xây dựng giai cấp công nhân trong tình hình mới.
Tác giả bài viết:
Văn phòng
Từ khóa:
tổ chức
,
công đoàn
,
tỉnh ủy
,
thường vụ
,
đoàn viên
,
thực hiện
,
đảng bộ
,
chỉ đạo
,
hướng dẫn
,
kế hoạch
,
báo cáo
,
thời gian
,
tham gia
,
công văn
,
tổng hợp
,
tập trung
,
hầu hết
,
ý kiến
,
toàn quốc
,
văn kiện
,
nghiêm túc
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chào mừng kỷ niệm 86 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929- 28/7/2015) Công hội đỏ Bắc kỳ - tổ chức tiền thân của Công đoàn Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng
(26/07/2015)
LĐLĐ tỉnh: tuyên truyền, phổ biến pháp luật tại doanh nghiệp
(28/07/2015)
Trao tiền hỗ trợ cho công nhân thiệt mạng do tai nạn lao động
(28/07/2015)
Vượt qua thách thức đưa Việt Nam thành nước công nghiệp hiện đại
(29/07/2015)
28-7-1929: NGÀY THÀNH LẬP TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
(26/07/2015)
Công đoàn Viên chức: Tổ chức Lễ khởi công xây dựng Nhà tình nghĩa
(26/07/2015)
Liên đoàn Lao động huyện: Vĩnh Linh, Hướng Hóa, thị xã Quảng Trị : Sơ kết 10 năm hoạt động công đoàn xã, phường, thị trấn
(19/07/2015)
LĐLĐ huyện Triệu Phong: Tổ chức giải cầu lông CNVC-LĐ năm 2015
(21/07/2015)
LĐLĐ huyện Cam Lộ: Tổ chức Hội nghị sơ kết 10 năm thành lập và hoạt động Công đoàn xã, thị trấn.
(22/07/2015)
Tổng liên đoàn lao động Việt Nam: Đề xuất tăng khoảng 16% lương tối thiểu vùng năm 2016
(16/07/2015)
Triệu Phong: Thành lập công đoàn cơ sở công ty TNHH Minh Tuấn
(13/07/2015)
Hội nghị Ban Chấp hành Liên đoàn Lao động tỉnh lần thứ VII
(11/07/2015)
Hội nghị Báo cáo viên công đoàn quý II năm 2015
(09/07/2015)
CĐCS Bệnh viên chuyên khoa Lao phổi tổ chức Đại hội lần thứ nhất
(07/07/2015)
Đại hội thi đua yêu nước CNVCLĐ toàn quốc lần thứ IX
(06/07/2015)
LĐLĐ Thị xã Quảng Trị tổ chức lễ dâng hương, thả hoa trên sông Thạch Hãn
(01/07/2015)
CĐCS Nhà máy may XK Phong Phú ra quân phát động phong trào thi đua "Xanh - Sạch - Đẹp"
(29/06/2015)
Cán bộ, công chức, viên chức- lao động Quảng Trị tham gia hiến máu tình nguyện hè 2015
(29/06/2015)
Công đoàn viên chức tỉnh: Hội thi Nữ công chức viên chức lao động "Tài năng, duyên dáng" lần thứ nhất
(28/06/2015)
Triệu Phong: Hội nghị sơ kết 10 năm thành lập và hoạt động CĐCS xã, phường thị trấn
(28/06/2015)
Danh mục tin tức
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 333
Đang truy cập
333
Hôm nay
6,404
Tháng hiện tại
29,207
Tổng lượt truy cập
30,385,720
- Select website -
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao Động
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây