LĐLĐ tỉnh: Hướng dẫn thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp năm 2022

Thứ tư - 22/12/2021 02:15 2.137 0
Ngày 08/12/2021, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh ban hành Công văn số 957/LĐLĐ-CTCS về việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp năm 2022. Theo đó, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đề nghị các cấp công đoàn trong tỉnh chủ động tham gia và phối hợp với chuyên môn đồng cấp, người sử dụng lao động thực hiện quy chế dân chủ cơ sở trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp năm 2022 như sau:
         ​​​​​​​​​​​​​​1. Đối với các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập
          - Các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan tổ chức chính trị, chính trị-xã hội (bao gồm cơ quan xã, phường, thị trấn) thực hiện quy chế dân chủ cơ sở và tổ chức hội nghị cán bộ, công chức, viên chức năm 2022 theo quy định của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập; hướng dẫn chi tiết tại Thông tư số 01/2016/TT-BNV ngày 13/01/2016 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn một số nội dung của Nghị định số 04/2015/NĐ-CP ngày 09/01/2015 của Chính phủ về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập.
         - Các cơ sở giáo dục công lập thực hiện dân chủ trong hoạt động của đơn vị theo Thông tư số 11/2020/TT-BGDĐT ngày 19/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
          - Tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân ở các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nhà nước thực hiện theo quy định của Luật Thanh tra năm 2010, Nghị định số 159/2016/NĐ-CP ngày 29/11/2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thanh tra về tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân dân và Hướng dẫn số 1271/HD-TLĐ ngày 07/08/2017 của Tổng Liên đoàn về Công đoàn với việc tổ chức và hoạt động của ban thanh tra nhân theo quy định tại Nghị định số 159/2016/NĐ-CP của Chính phủ.
          2. Đối với các loại hình doanh nghiệp
          CĐCS các doanh nghiệp căn cứ quy định tại Điều 63, 64 của Bộ luật Lao động năm 2019; Chương V, Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (thay thế Nghị định số 149/2018/NĐ-CP ngày 07/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3, Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc) và Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ ngày 11/11/2021 của Tổng LĐLĐ Việt Nam về công đoàn tham gia đối thoại và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (QCDCCS) tại nơi làm việc (đính kèm theo Công văn này, thay thế Hướng dẫn số 1360/HD-TLĐ ngày 28/8/2019 của Tổng Liên đoàn về công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện QCDCCS tại nơi làm việc) để tham gia với người sử dụng lao động (NSDLĐ) tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị người lao động (NLĐ) và đối thoại trong các loại hình doanh nghiệp. Trong đó, cần lưu ý những nội dung sau đây:
          2.1. Tham gia xây dựng QCDCCS tại nơi làm việc: Căn cứ tình hình lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh, quy mô của doanh nghiệp, ban chấp hành công đoàn cơ sở (BCH CĐCS) chủ động đề nghị NSDLĐ xây dựng hoặc sửa đổi, bổ sung QCDCCS tại nơi làm việc (NSDLĐ sử dụng dưới 10 lao động thì không phải ban hành quy chế). Ngoài việc đề xuất bổ sung thêm những nội dung liên quan đến nội dung QCDCCS tại nơi làm việc (theo Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ) cần rà soát các quy chế, quy định không còn phù hợp với quy định của pháp luật để kiến nghị NSDLĐ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp và cùng phối hợp để triển khai thực hiện hiệu quả.
          2.2. Tham gia tổ chức Hội nghị NLĐ: CĐCS phối hợp với NSDLĐ tổ chức Hội nghị NLĐ theo quy định tại Mục 2, Chương V, Nghị định 145/2020/NĐ-CP và Phần III, Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ. Trên cơ sở quy định của pháp luật, BCH CĐCS cần chủ động đề xuất hình thức, nội dung, quy trình tổ chức hội nghị NLĐ, trong đó cần quan tâm việc hội nghị được tổ chức từ cấp tổ, đội, phòng, ban, phân xưởng, đơn vị trực thuộc (theo cơ cấu và quy mô tổ chức của doanh nghiệp); tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của NLĐ góp ý để sửa đổi, bổ sung hoặc ký mới thoả ước lao động tập thể và các quy chế, quy định khác; tổng hợp các ý kiến khác liên quan đến quyền và lợi ích của NLĐ. Hướng dẫn ban thanh tra nhân dân báo cáo kết quả và kế hoạch hoạt động, bầu ban thanh tra nhân dân khi hết nhiệm kỳ (đối với doanh nghiệp nhà nước); tham gia triển khai thực hiện nghị quyết hội nghị NLĐ và chủ động triển khai các nội dung thuộc trách nhiệm của CĐCS đã được hội nghị NLĐ thông qua.
         2.3. Tham gia đối thoại tại nơi làm việc: CĐCS phối hợp với NSDLĐ tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định tại Mục 1, Chương V, Nghị định số 145/2020/NĐ-CP. Trong đó cần lưu ý nội dung, quy trình và các trường hợp NSDLĐ phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc (Định kỳ ít nhất 01 năm một lần; khi có yêu cầu của một hoặc các bên; khi có vụ việc) được cụ thể hóa trong Phần II, Hướng dẫn số 41/HD-TLĐ để chủ động thực hiện các nhiệm vụ trong quá trình chuẩn bị nội dung đối thoại, tiến hành đối thoại đạt kết quả.
          3. Đối với công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở
          3.1. Chủ động phối hợp với chuyên môn đồng cấp và các cơ quan chức năng tăng cường công tác tuyên truyền về các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, hướng dẫn của Tổng LĐLĐ Việt Nam về thực hiện dân chủ trong hoạt động của  cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và thực hiện QCDCCS tại nơi làm việc đến cán bộ, đoàn viên, NLĐ, CĐCS và thủ trưởng cơ quan, đơn vị, NSDLĐ các doanh nghiệp trực thuộc ngành, địa phương. 
          3.2. Hỗ trợ, giúp đỡ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức, kỹ năng liên quan đến việc thực hiện QCDCCS cho cán bộ CĐCS trực thuộc.
          3.3. Chủ động tham mưu, phối hợp với BCĐ QCDCCS ngành, địa phương, giám đốc sở, chủ tịch UBND cấp huyện, các phòng ban liên quan để ban hành các văn bản chỉ đạo việc thực hiện QCDCCS phù hợp với điều kiện, tình hình thực tiễn của ngành, địa phương.
          Quá trình thực hiện QCDCCS, các cấp công đoàn cần kết hợp với xây dựng kế hoạch thực hiện Quy chế giám sát, phản biện xã hội và tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền theo Quyết định số 217-QĐ/TW và Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị. Đồng thời, nắm bắt đầy đủ về tình hình việc làm, thu nhập, đời sống, việc thực hiện chế độ chính sách, tư tưởng, tâm trạng của cán bộ, đoàn viên, CNVCLĐ; kịp thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc, bất cập trong việc thực hiện QCDCCS và những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của NLĐ lên công đoàn cấp trên.
          Căn cứ nội dung của văn bản này, Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh đề nghị các cấp công đoàn trong tỉnh cụ thể hóa, khẩn trương triển khai thực hiện đạt hiệu quả cao, khẳng định vai trò của tổ chức công đoàn trong việc thực hiện QCDCCS. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện (có mẫu phụ lục kèm theo) về LĐLĐ tỉnh đợt 1 trước ngày 10/6/2022, đợt 2 trước ngày 20/11/2022./.

Tác giả bài viết: CTCS

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây