Bên cạnh đó, công tác hòa giải, giải quyết tranh chấp lao động được Sở LĐTB&XH quan tâm chú trọng. Hằng năm, Sở LĐ-TB&XH tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ hòa giải viên lao động nhằm nâng cao năng lực của hòa giải viên. Phối hợp với LĐLĐ tỉnh, cùng các ngành có liên quan trong việc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của NLĐ về chế độ tiền lương, BHXH, chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
Đặc biệt năm 2023, Sở LĐ-TB&XH phối hợp với LĐLĐ tỉnh tổ chức thành công hội nghị gặp gỡ, đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh với đoàn viên, CBVCLĐ. Giai đoạn 2018-2023, Sở LĐTB&XH đã phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 3 buổi đối thoại trực tiếp với NLĐ, người sử dụng lao động (NSDLĐ) trong các DN để kịp thời giải đáp, tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn của DN, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của NLĐ; tiếp thu những đề xuất hợp lý của NLĐ để kịp thời kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Phối hợp giải quyết 105 đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của NLĐ. Đặc biệt, trong 5 năm qua, toàn tỉnh xảy ra 10 vụ tranh chấp lao động, nguyên nhân chủ yếu là do DN nợ lương, nợ BHXH đối với NLĐ và vi phạm các quyền lợi khác, số đơn kiến nghị của tập thể NLĐ tăng, có 78 đơn kiến nghị gửi đến công đoàn các cấp.
Khi xảy ra tranh chấp lao động, các cấp công đoàn đã phối hợp với ngành LĐ-TB&XH, cơ quan công an chủ động tuyên truyền, vận động, nắm bắt tình hình, tổ chức đối thoại, kịp thời giải quyết vụ việc, ổn định trật tự an toàn xã hội, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ.
Ngành LĐ-TB&XH, cơ quan BHXH đã phối hợp với công đoàn các cấp tiến hành thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động, pháp luật công đoàn, các chính sách lao động. Hằng năm, các sở, ban, ngành đã phối hợp với công đoàn các cấp kiểm tra bình quân 50 DN trên địa bàn. Chất lượng kiểm tra, thanh tra được nâng lên, kết luận thanh tra, kiểm tra đầy đủ, cụ thể nhằm yêu cầu DN khắc phục vi phạm và thực hiện đúng theo quy định pháp luật.
Trong thời gian tới, để phòng ngừa, giải quyết hiệu quả các nguy cơ xảy ra tranh chấp, ngừng việc tập thể trên cơ sở đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của ĐV, NLĐ và chia sẻ khó khăn cùng DN, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, hướng tới sự phát triển bền vững của DN, Sở LĐ-TB&XH, LĐLĐ tỉnh và các ngành liên quan cần thực hiện một số giải pháp như sau:
Thứ nhất, tăng cường phối hợp giữa các ngành trong công tác tuyên truyền, tư vấn NLĐ, NSDLĐ về việc đồng hành, chia sẻ khó khăn, lấy chăm lo việc làm, đời sống, thu nhập của NLĐ làm động lực ổn định DN; các DN cần dành một phần lợi nhuận để tổ chức các hoạt động gắn kết NLĐ với công ty, có kế hoạch tăng lương, thưởng tết, các chế độ phúc lợi thỏa đáng được NLĐ chấp nhận. Ngược lại, việc phát triển DN là cơ sở để tạo việc làm, thu nhập và nâng cao đời sống của NLĐ. Tăng cường tổ chức tư vấn pháp luật về thực hiện chế độ chính sách tiền lương, chế độ thai sản, làm thêm giờ, ký kết hợp đồng lao động, chế độ thất nghiệp...
Việc thực hiện giao kết hợp đồng lao động giữa NLĐ và NSDLĐ phải được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Không ký hợp đồng lao động có xác định thời gian, hoặc ngắn hạn đối với công việc mang tính thường xuyên. Qua đó góp phần nâng cao nhận thức cho NLĐ và chủ DN, hạn chế để xảy ra tình trạng lao động ngừng việc tập thể.
Thứ hai, đẩy mạnh các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động đối thoại, ký kết và thực thi TƯLĐTT, giải quyết tranh chấp lao động trong DN. Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở thường xuyên nắm bắt thông tin để kịp thời kiến nghị, phối hợp tham gia kiểm tra, giám sát cùng các ngành liên quan giải quyết, tháo gỡ mâu thuẫn trong quan hệ lao động.
Khi xảy ra tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể, công đoàn cấp trên kịp thời phối hợp hỗ trợ, hướng dẫn CĐCS, NLĐ, NSDLĐ đối thoại, thương lượng giải quyết, xử lý nhanh nhất, không để xảy ra ngừng việc tập thể kéo dài, lan rộng. Giải quyết có hiệu quả những vấn đề liên quan đến quyền lợi của NLĐ như: bảo đảm việc làm, tiền lương, BHXH, BHYT, BHTN.
Thứ ba, thường xuyên nắm bắt tình hình về an ninh trật tự tại các DN, nhất là các DN sử dụng nhiều lao động. Chủ động triển khai các biện pháp phòng ngừa, phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn các dấu hiệu hoạt động, móc nối, lôi kéo, kích động NLĐ đình công, ngừng việc không đúng quy định. Đầu tư nguồn lực cho công đoàn DN khu vực ngoài nhà nước, DN có đông công nhân để làm tốt chức năng quan hệ lao động; ưu tiên đầu tư trong tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật đối với NLĐ, công tác đối thoại và thương lượng tập thể.
Thứ tư, triển khai các giải pháp về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước về quan hệ lao động. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ công chức làm công tác quản lý quan hệ lao động, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Kiện toàn số lượng và chất lượng đội ngũ thanh tra lao động. Thường xuyên tổ chức thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các DN, nội dung thanh tra, kiểm tra toàn diện hoặc theo chuyên đề. Thông qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm của các DN để kịp thời xử lý, chấn chỉnh, đồng thời hướng dẫn cho các DN triển khai thực hiện đúng các quy định của pháp luật.
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc