Thứ hai, một số trường hợp có thời gian kết thúc nhiệm kỳ lệch so với kế hoạch ĐHCĐ các cấp thì thực hiện như sau: Trường hợp kết thúc nhiệm kỳ trước hoặc sau thời điểm tổ chức ĐHCĐ cấp trên trực tiếp mà chưa thực hiện điều chỉnh nhiệm kỳ thì công đoàn cấp triệu tập đề nghị công đoàn cấp trên trực tiếp quyết định điều chỉnh kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ phù hợp với thời gian ghi trong kế hoạch tổ chức Đại hội của cấp đó. Thời gian kéo dài hoặc rút ngắn không quá 30 tháng. Trường hợp tổ chức Công đoàn đã điều chỉnh kéo dài nhiệm kỳ quá 30 tháng, nhưng vẫn kết thúc sớm hơn thì tổ chức Đại hội tại thời điểm kết thúc nhiệm kỳ và tổ chức Hội nghị đại biểu theo thời gian ghi trong kế hoạch Đại hội của công đoàn cấp trên trực tiếp.
Thứ ba, nơi không đủ điều kiện tổ chức Đại hội theo hình thức trực tiếp thì tuỳ theo tình hình thực tế BCH cấp triệu tập quyết định hình thức Đại hội trực tuyến hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Đây là điểm mới có tính đột phá trong tổ chức ĐHCĐ, nhưng khó nhất là làm thế nào để khi thảo luận về công tác nhân sự và tiến hành bầu cử phải đúng nguyên tắc, theo đúng quy định của Điều lệ Công đoàn Việt Nam. Vì thế, một số cán bộ chủ chốt công đoàn các cấp khi đặt vấn đề dự kiến triển khai kế hoạch thực hiện theo cách này, đều thấy đắn đo, lo ngại, bởi nếu không thành công sẽ phải làm lại, khi đó sẽ phiền hà, mệt mỏi và tốn kém.
Thứ tư, số lượng đại biểu chính thức (đối với những đơn vị tổ chức Đại hội đại biểu) dự ĐHCĐ nhiệm kỳ này phải đảm bảo mức tối thiểu; theo đó, BCH công đoàn cấp triệu tập Đại hội không triệu tập số lượng đại biểu chính thức thấp hơn một phần hai (1/2) số lượng đại biểu được triệu tập tối đa theo khung quy định tại Điểm 6.5 Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/02/2020 của Tổng Liên đoàn Hướng dẫn thi hành Điều lệ Công đoàn Việt Nam.
Thứ năm, đại biểu dự ĐHCĐ các cấp (Đại hội đại biểu và Đại hội toàn thể) đều phải được Đại hội thẩm tra và biểu quyết công nhận tư cách đại biểu. Thứ sáu, số lượng BCH công đoàn các cấp nhiệm kỳ này thực hiện thống nhất theo khung quy định, được chia theo thang số lượng đoàn viên (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn) với mục tiêu tinh gọn, giảm về số lượng, nâng cao chất lượng.
Thứ bảy, công tác chuẩn bị nhân sự trình ĐHCĐ các cấp phải thực hiện quy trình 5 bước, riêng cho 2 đối tượng, gồm nhân sự giới thiệu tái cử (thực hiện trước) và nhân sự giới thiệu tham gia lần đầu (thực hiện sau). Trường hợp công đoàn cấp cơ sở chuẩn bị trình Đại hội bầu trực tiếp chủ tịch CĐCS thì thực hiện quy trình chuẩn bị nhân sự theo Hướng dẫn số 28/HD-TLĐ ngày 24/6/2021 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn.
Thứ tám, việc chuẩn bị nhân sự nhiệm kỳ mới, từ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở trở lên phải đảm bảo có số dư từ 10% đến 15% đối với BCH, ban Thường vụ và Ủy ban Kiểm tra, theo khung số lượng (tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Hướng dẫn số 56/HD-TLĐ, ngày 28/4/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn về một số nội dung công tác nhân sự ĐHCĐ các cấp).
Kỳ vọng ĐHCĐ các cấp nhiệm kỳ 2023-2028 có nhiều khởi sắc, chuẩn bị và xây dựng nghị quyết cho hoạt động công đoàn 5 năm tới với nhiều điểm mới quan trọng, xây dựng đội ngũ BCH công đoàn khóa mới tinh gọn, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu tình hình mới; góp phần xây dựng phong trào CNVCLĐ và hoạt động công đoàn ngày càng vững mạnh, theo đúng phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”. ThS. Nguyễn Duy Vũ - Phó Trưởng Ban Tổ chức, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Ý kiến bạn đọc