Trình duyệt của bạn đã tắt chức năng hỗ trợ JavaScript.
Website chỉ làm việc khi bạn bật nó trở lại.
Để tham khảo cách bật JavaScript, hãy click chuột
vào đây
!
Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Trị
Trang nhất
Giới thiệu
Lịch sử hình thành
Cơ cấu tổ chức
Chức năng nhiệm vụ
Quy chế hoạt động
Thành tích đạt được
Các kỳ Đại hội
Thông tin
Tin tức hoạt động
Liên đoàn Lao động tỉnh
Các cấp công đoàn trực thuộc LĐLĐ tỉnh
Các chuyên đề
Chính sách pháp luật
Pháp luật lao động, công đoàn
Tuyên giáo - Nữ công
Tuyên truyền giáo dục
Nữ công
Xây dựng cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
Tổ chức
Phát triển đoàn viên, xây dựng CĐCS vững mạnh
Hệ thống tổ chức bộ máy
Công tác cán bộ
UB kiểm tra
Văn phòng
Tài chính
Gương người tốt việc tốt
Mô hình hoạt động công đoàn hiệu quả
Gương CNVCLĐ tiêu biểu
Tư vấn pháp luật CĐ và LĐ
Pháp luật lao động
Công đoàn
Hệ thống văn bản
Hình ảnh
Videoclips
Liên hệ hỏi đáp
Lịch công tác
Danh bạ
Thứ bảy, 02/11/2024, 07:22
Thành viên
Sơ đồ trang
Liên kết website
Đăng nhập site
Trang nhất
Tư vấn pháp luật Công đoàn và Lao động
Những trường hợp được nhận tiền thay cho đóng BHXH
Thứ ba - 02/08/2022 21:06
672
0
Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc sẽ được thanh toán thêm một khoản tương đương với tiền doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho họ.
Người lao động đi làm đều được doanh nghiệp đóng bảo BHXH bắt buộc, nhưng cũng có một số trường hợp thay vì đóng BHXH, doanh nghiệp sẽ trả cho người lao động một khoản tiền tương đương.
Có 6 trường hợp
Khoản 1 Điều 168 Bộ Luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp nếu thuộc đối tượng tham gia.
Theo khoản 3 Điều này, trường hợp người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì được giải quyết quyền lợi như sau: Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thì sẽ được doanh nghiệp thanh toán thêm một khoản tiền tương đương với tiền mà doanh nghiệp phải đóng bảo hiểm cho người lao động.
Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH 2017, có 6 trường hợp sẽ được nhận tiền thay cho việc đóng BHXH: Người giúp việc gia đình; Người lao động đi làm nhưng đang hưởng lương hưu hằng tháng; Người lao động đi làm nhưng đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo chế độ sinh hoạt phí đối với cán bộ cấp xã tại Nghị định 09/1998/NĐ-CP; Người lao động đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; Người lao động đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại Quyết định 91/2000/QĐ-TTg và Quyết định 613/QĐ-TTg năm 2010; Người động là Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hằng tháng theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg, Quyết định 38/2010/QĐ-TTg, Quyết định 53/2010/QĐ-TTg, Quyết định 62/2011/QĐ-TTg.
Lưu ý, nếu không thuộc các trường hợp trên mà thỏa thuận nhận tiền thay cho đóng bảo hiểm, cả người lao động và người sử dụng lao động đều sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động. Trong đó, người lao động bị phạt từ 500.000 - 1 triệu đồng (theo khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP). Người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 12% - 15% tổng số tiền bảo hiểm phải đóng nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng (theo điểm c, khoản 5 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Cách tính và số tiền được nhận thay
Theo hướng dẫn tại Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, hằng tháng, người lao động sẽ phải trích đóng bảo hiểm với các tỉ lệ nhất định của tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc:
Hưu trí-tử tuất
Ốm đau-thai sản
Tai nạn lao động-bệnh nghề nghiệp
Bảo hiểm thất nghiệp
Bảo hiểm y tế
14%
3%
0,5% hoặc 0,3%
1%
3%
Tổng = 21,5% hoặc 21,3%
Với bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, doanh nghiệp có đủ điều kiện đóng quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp với mức thấp hơn và được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chấp thuận thì được đóng mức 0,3% (theo điểm b, khoản 1 Điều 4, Điều 5 Nghị định 58/2020/NĐ-CP). Còn lại đều phải đóng 0,5%.
Như vậy, nếu không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm bắt buộc để doanh nghiệp đóng bảo hiểm, người lao động sẽ được nhận tiền số tiền như sau: Số tiền thay cho đóng BHXH = (bằng) 21,5% hoặc 21,3% x (nhân) tiền lương làm căn cứ đóng BHXH.
Trong đó, theo khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH, tiền lương làm căn cứ đóng BHXH của người lao động bao gồm: Mức lương theo công việc hoặc chức danh; Các khoản phụ cấp lương bù đắp về điều kiện lao động, độ phức tạp công việc, điều kiện sinh hoạt, mức độ thu hút lao động mà mức lương trong hợp đồng chưa được tính đến hoặc có tính nhưng chưa đầy đủ; Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể và được chi trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương.
Tác giả bài viết:
BBT (t/h)
Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá
Xếp hạng:
1
-
1
phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Tweet
Ý kiến bạn đọc
Sắp xếp theo bình luận mới
Sắp xếp theo bình luận cũ
Sắp xếp theo số lượt thích
Bạn cần đăng nhập với tư cách là
Thành viên chính thức
để có thể bình luận
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Chính sách về tiền lương, quản lý cán bộ có hiệu lực từ tháng 11.2022
(23/10/2022)
5 khoản tiền người lao động có thể nhận khi nghỉ việc
(02/11/2022)
Phương án sử dụng lao động và 04 điều cần biết
(11/11/2022)
Thời gian hưởng chế độ ốm đau của lao động có bệnh phải chữa trị lâu dài
(11/12/2022)
Người lao động nghỉ công tác năm 2022 được tính lương hưu như thế nào?
(06/10/2022)
Chính sách BHXH, tiền lương công chức, viên chức có hiệu lực từ tháng 10-2022
(22/09/2022)
Chính sách mới nổi bật có hiệu lực từ giữa tháng 8-2022
(10/08/2022)
Chính sách giảm biên chế: Không bị trừ tỉ lệ lương hưu khi nghỉ trước tuổi
(14/08/2022)
Hỏi - Đáp pháp luật
(20/09/2022)
Lương tối thiểu vùng tăng, công chức viên chức có được điều chỉnh lương?
(09/08/2022)
Cách tính bình quân tiền lương tháng đơn giản nhất để hưởng lương hưu
(01/08/2022)
Tình huống hỏi - đáp pháp luật
(03/07/2022)
Giám sát việc trả lương làm thêm giờ
(28/06/2022)
Được cộng dồn tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp để hưởng trợ cấp không?
(08/06/2022)
Infographics chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
(21/05/2022)
Người lao động có được hưởng lương trong thời gian đình công?
(11/04/2022)
Tiền lương đi làm ngày nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và 30.4
(06/04/2022)
Hỗ trợ tiền thuê nhà cho NLĐ: Tuyệt đối không phát sinh thêm thủ tục
(04/04/2022)
Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết về làm thêm giờ
(30/03/2022)
Trong tháng 4-2022, nhiều chính sách mới về tiền lương bắt đầu có hiệu lực thi hành.
(28/03/2022)
Danh mục tin tức
Thống kê truy cập
Đang truy cập: 28
Đang truy cập
28
Hôm nay
4,798
Tháng hiện tại
11,201
Tổng lượt truy cập
30,367,714
- Select website -
Đảng Cộng sản Việt Nam
Chính phủ Nước CHXHCN Việt Nam
Tổng Liên đoàn Lao Động
Đảng bộ tỉnh Quảng Trị
Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Trị
Bạn đã không sử dụng Site,
Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập
. Thời gian chờ:
60
giây