Cách tính bình quân tiền lương tháng đơn giản nhất để hưởng lương hưu

Thứ hai - 01/08/2022 20:59 2.103 0
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tư vấn cho bạn đọc cách tính bình quân tiền lương tháng khi có cả thời gian tham gia bảo hiểm xã hội khu vực nhà nước và tư nhân.

Bạn đọc hỏi: Tôi có thời gian tham gia bảo hiểm có 2 giai đoạn, từ năm 1985 -2000 là bảo hiểm xã hội bắt buộc với cơ quan nhà nước, giai đoạn 2 là người sử dụng lao động quyết định 2000-2021. Cho tôi hỏi công thức tính mức thư nhập bình quân của 2 giai đoạn này như thế nào?
Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho hay, theo quy định tại Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29.12.2015 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo Khoản 3 Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội và Khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mức bình quân tiền lương = Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định + Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định/Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trong đó:

a) Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều này.

b) Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như Điểm a Khoản này.

Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn.

Theo quy định tại Khoản 19 Điều 1 Thông tư số 06/2021/TT-BLĐTBXH ngày 7.7.2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội bổ sung Khoản 3a sau Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-LĐTBXH ngày 29/12/2015 như sau:

“3a. Khi tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của thời gian này được chuyển đổi theo chế độ tiền lương tại thời điểm hưởng chế độ hưu trí, tử tuất.

Riêng đối với người lao động có thời gian làm việc trong các doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định mà hưởng bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 10 năm 2004 nêu trên được chuyển đổi theo tiền lương quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ.”

Bảo hiểm xã hội Việt Nam cung cấp nội dung về quy định của chính sách bảo hiểm xã hội để bạn đọc nắm được.

Tác giả bài viết: Nguồn: Báo Lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây